Biện pháp phòng bệnh qua đường vi sinh vật

Các biện pháp trong lĩnh vực vệ sinh

- Các biện pháp Nhà nưốc trong lĩnh vực vệ sinh công cộng (xây dựng nhà ở và các tiện nghi vệ sinh…) là những nhân tố thường xuyên có tác dụng phòng các bệnh nhiễm khuẩn.

- Cung cấp nước cho một khu dân cư là một yếu tố quan trọng trong việc đề phòng các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.

- Việc vận chuyển và xử lý phân rác là một biện pháp nhằm quản lý các bệnh đường ruột.

- Chống ruồi sẽ thu được kết quả tốt nếu xây dựng tốt các hố xí hợp vệ sinh và nếu có nơi đổ ủ rác thích hợp.

- Chôn cất chu đáo tử thi người và súc vật ở nghĩa trang riêng biệt sẽ ngăn ngừa sự reo rắc các bệnh truyền nhiễm.

Biện pháp phòng bệnh

Các tiêu chuẩn và điều lệ vệ sinh:

- Các tiêu chuẩn và điều lệ vệ sinh thực phẩm cần được thực hiện nghiêm chỉnh ở các xí nghiệp thực phẩm và nơi phân phối thực phẩm.

- Đối với gia súc cung cấp sữa, cần thường xuyên theo dõi sức khoẻ, nếu thấy súc vật bị mắc bệnh (lao, sốt làn sóng) thì cần để riêng và sữa phải khử trùng triệt để. Tuyệt đối không để người mang vi khuẩn đường ruột làm công tác vắt sữa.

- Đối với rau quả ăn sống, không được bón phân tươi trong quá trình trồng trọt.

- Những biện pháp kể trên có tính chất kinh tế hơn là y tế và có liên quan đến tất cả các mặt hoạt động kinh tế, văn hoá quốc dân.

Giáo dục sức khỏe cho nhân dân

     Muốn quần chúng tham gia phong trào vệ sinh phòng bệnh, phải tuyên truyền giáo dục sức khoẻ và tổ chức giáo dục sức khoẻ đối với các tầng lớp nhân dân. Giáo dục sức khoẻ đã được tuyên ngôn Alma Ata (1978) coi như giải pháp hàng đầu để thực hiện chiến lược toàn cầu “Sức khoẻ cho mọi người đến năm 2000″. Sau hội nghị Alma — Ata, ngành Y tê Việt Nam cũng đã đưa giáo dục sức khoẻ là chức năng số 1 của tuyến Y tế cơ sở trong nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Nôi dung giáo dục sức khoẻ:

- Trình bày cho nhân dân hiểu biết về các bệnh truyền nhiễm và các biện pháp phòng chống.

- Những tập quán vệ sinh cần dạy từ nhà trẻ, mẫu giáo và các trường phổ thông,

- Mỗi cơ quan y tế cần có một chương trình giáo dục sức khoẻ căn cứ vào tỷ lệ mắc bệnh ở địa phương, nhằm dừng các bệnh phổ biến.

- Phải huy động tất cả mọi phương tiện tuyên truyền sẵn có: nói chuyện, phát thanh, sách báo, khẩu hiệu…

Tổ chức giáo dục sức khoẻ:

- Vệ sinh viên.

- Ban bảo hộ lao động.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: cac benh truyen nhiem, cách chữa bệnh sốt rét

Phân loại vi sinh vật theo cơ chế truyền nhiễm

     Định nghĩa bệnh truyền nhiễm: Bệnh truyền nhiễm là một căn bệnh gây ra bởi vi sinh bao gồm vi khuẩn, virút, nấm hoặc protozoa. Bệnh truyền nhiễm có thể truyền từ thú vật sang con người, hoặc từ người này sang người khác.

Cơ chế truyền nhiễm

     Cơ chế truyền nhiễm là một cơ chế đảm bảo cho vi sinh vật gây bệnh từ vật chủ này sang sinh trưởng và phát triển ở một vật chủ khác. Cơ chế truyền nhiễm gồm ba giai đoạn:

- Vi sinh vật gây bệnh ra khỏi vật chủ cũ.

- Vi sinh vật gây bệnh tồn tại ở môi trường bên ngoài.

- Vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào vật chủ mới.

Vi sinh vật gây bệnh ra khỏi vật chủ cũ

     Vị trí cảm nhiễm thứ nhất quyết định con đường giải phóng vi sinh vật gây bệnh ra khỏi cơ thể.

     Vi sinh vật gây bệnh có vị trí cảm nhiễm ở ruột, theo phân ra ngoài. Ví dụ: vi khuẩn tả, lỵ….

     Vi sinh vật gây bệnh có vị trí cảm nhiễm ở niêm mạc đường hô hấp thì chúng theo nước bọt bắn ra ngoài khi ho hoặc khi hắt hơi. Ví dụ: vi khuẩn bạch hầu.

     Các bệnh truyền nhiễm chỉ có bốn vị trí đào thải khỏi cơ thể:

- Theo phân.

- Theo dòm và các chất tiết mũi họng.

- Theo máu được các véc tơ trung gian hút ra khỏi cơ thể.

- Theo sự thải bỏ của da, niêm mạc, lông, tóc.

                             Phân loại vi sinh vật

Vi sinh vật gây bênh tồn tại ở môi trường bên ngoài

     Các vi sinh vật gây bệnh có thể tồn tại ở: nước, đất, nếu thải theo phân.

     Nếu vi sinh vật gây bệnh được giải phóng từ đường hô hấp thì chúng sẽ vào không khí.

     Thời gian tồn tại ở môi trường bên ngoài lâu hay chóng tuỳ thuộc vào điều kiện của môi trường ngoại cảnh, nhưng quyết định vẫn là sức đề kháng của vi sinh vật gây bệnh. Ví dụ:

- Trực khuẩn lao, virút đậu mùa tồn tại được rất lâu ở môi trường ngoại cảnh.

- Virút viêm gan, trực khuẩn thương hàn, virút bại liệt, trực khuẩn bạch hầu có sức chịu đựng khá cao ở ngoại cảnh.

 - Các loại không có sức chịu đựng lâu ở ngoại cảnh như virút sởi, virút cúm, dại…

Vi sinh vật gây bênh xâm nhập vào vật chủ mới

     Về cơ bản đường vào vật chủ mới của vi sinh vật giống như đường mà vi sinh vật đã sử dụng để thoát ra khỏi vật chủ cũ.

    Các bệnh đường hô hấp thì đường hô hấp vừa là đường vào vừa là đường ra của vi sinh vật gây bệnh. Ví dụ: vi khuẩn viêm màng não từ niêm mạc mũi họng ra ngoài thì cũng qua đó vào cơ thể.

    Như vậy, lối vào cơ thể vật chủ của vi sinh vật gây bệnh cũng do vị trí cảm nhiễm thứ nhất của chúng trong cơ thể quyết định.

     Một số vi sinh vật gây bệnh phải do môi giối truyền, ví dụ: ký sinh trùng sốt rét do muỗi Anopheles truyền.

     Tóm lại, bất cứ bệnh nhiễm khuẩn nào cũng cần phát hiện vị trí cảm nhiễm thứ nhất của vi sinh vật gây bệnh và cơ chế truyền nhiễm của bệnh đó. Căn cứ vào vị trí cảm nhiễm thứ nhất của vi sinh vật gây bệnh và cơ chế truyền nhiễm. Các bệnh truyền nhiễm có thể chia thành bốn nhóm chính:

- Bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá.

- Bệnh truyền nhiễm đường hô hấp.

- Bệnh truyền nhiễm đường máu.

- Bệnh truyền nhiễm đường da và niêm mạc.


Đọc thêm tại:

Hai yếu tố gián tiếp

Yếu tố thiên nhiên

Như thời tiết, khí hậu, điều kiện địa lý, thảm thực vật, hoàn cảnh sinh thái đều có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển hoặc lụi tàn một bệnh truyền nhiễm nhất định, ảnh hưởng thông qua ba yếu tố trực tiếp:

- Ảnh hưởng đối với tính cảm nhiễm:

- Ít nghiên cứu mối liên quan này.

- Rất ít có liên quan.

- Chỉ tăng hoặc giảm sức đề kháng không đặc hiệu.

- Anh hưởng đối với nguồn truyền nhiễm:

- Người ít bị ảnh hưởng.

Hai yếu tố gián tiếp

- Động vật có liên quan chặt chẽ.

- Anh hưởng đối với yếu tố truyền nhiễm:

- Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng nhiều đến các yếu tố truyền nhiễm.

- Ảnh hưởng rõ rệt tới động vật tiết tục là yếu tố truyền nhiễm.

    Ví dụ: khí hậu, thời tiết có thể làm giảm hoạt động và số lượng của muỗi trong mùa lạnh, của chấy rận trong mùa nóng.

     Các điều kiện thiên nhiên ảnh hưỏng đến sự phát sinh và phát triển của quá trình dịch, chủ yếu là đến cơ chế truyền nhiễm.

Yếu tố xã hội

     Các yếu tố xã hội như: tổ chức xã hội, các tổ chức chăm sóc y tế, trình độ văn hoá của một xã hội đều có ảnh hưỏng, nhiều khi quyết định đến sự xuất hiện, duy trì hoặc thanh toán một bệnh truyền nhiễm.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: các bệnh truyền nhiễm, trieu chung benh sot ret

Đường truyền nhiễm

Yếu tố truyền nhiễm 

     Là các yếu tố của môi trường bên ngoài tham gia vào việc vận chuyển vi sinh vật gây bệnh từ nguồn truyền nhiễm đến cơ thể cảm nhiễm.Ví dụ: Đất, nước, không khí, thực phẩm, muỗi, …

Đường truyền nhiễm

     Là sự vận động của các yếu tố truyền nhiễm đưa vi sinh vật gây bệnh từ một nguồn truyền nhiễm sang một cơ thể cảm nhiễm. Bốn loại đưòng truyền nhiễm: hô hấp, tiêu hoá, máu, da và niêm mạc.

Bệnh lây truyền theo một đường:

- Hô hấp: bệnh sởi.

- Đường tiêu hoá: bệnh thương hàn.

- Đường máu: bệnh sốt rét.

- Đường niêm mạc: bệnh lậu.

Bệnh lây truyền theo nhiều đường như bệnh than (tiêu hoá, hô hấp, da).

Đường truyền nhiễm

Phương thức truyền nhiễm: tuỳ theo sức đề kháng của vi sinh vật gây bệnh, có hai phương thức truyền nhiễm:

- Trực tiếp:

     Vi sinh vật gây bệnh từ nguồn truyền nhiễm sang cơ thể cảm nhiễm không qua các yếu tô của môi trưòng bên ngoài. Ví dụ: một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (bệnh giang mai, lậu, bệnh hạ cam…) và bệnh dại.

- Gián tiếp:

      Trong trường hợp cơ thể cảm nhiễm tiếp xúc với nguồn truyền nhiễm thông qua hoàn cảnh bên ngoài, nguồn truyền nhiễm tiếp xúc với yếu tố truyền nhiễm, như: đất, nước, không khí, thức ăn, đồ dùng, côn trùng, tiết túc và yếu tố truyền nhiễm lại tiếp xúc với cơ thể cảm nhiễm.



Quá trình dịch và tính hình lưu hành một số bệnh truyền nhiễm

Tính hình lưu hành một số bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam

     Trong 10 năm từ 1991 đến 2000, các bệnh truyền nhiễm chủ yếu gây dịch ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề y tế quan trọng, nhưng đã có nhiều thay đổi, nhất là các bệnh truyền nhiễm đã có vắcxin dự phòng.

     Bệnh bại liệt polio đã được thanh toán vào năm 2000; bệnh uốn ván sơ sinh đã giảm xuống dưới 1/1000 trẻ đẻ sống trên quy mô huyện, do đó Việt Nam được xác nhận là đã loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh. Bệnh ho gà đã giảm xuống dưới 3/100.000 trẻ từ 1995.

     Bệnh bạch hầu đã giảm xuống dưới 0,4/100.000 dân từ 1994. Bệnh viêm não Nhật Bản đang được không chế ở một số huyện có tỷ lệ tiêm vắcxin cao. Dịch tả vẫn còn xảy ra nhưng tỷ lệ mắc đã giảm xuống thấp dưới 0,85/100.000 từ năm 1996.

     Bệnh dịch hạch vẫn tiếp tục lưu hành ở miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên, tuy nhiên số mắc, số chết đã giảm xuống rõ rệt. Bệnh sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue vẫn còn lưu hành cao ở miền Trung và miền Nam với tỷ lệ mắc bệnh chủ yếu ở nhóm tuổi dưới 15.

một số bệnh truyền nhiễm

Định nghĩa quá trình dịch

     Quá trình dịch là một dãy những ổ dịch có liên quan với nhau, ổ dịch này phát sinh ra từ ổ dịcch khác với mối liên quan bên trong của chúng được quyết định bởi các điều kiện sống của xã hội loài người. Chính đời sống xã hội làm cho các ổ dịch mới sẽ có hay không có khả năng phát sinh. Ví dụ: bệnh bạch hầu xảy ra trong một lớp học thì khả năng phát sinh ổ dịch mới ở các gia đình học sinh phụ thuộc vào nhiều điều kiện như:

- Dịch có được phát hiện kịp thời không.

- Biện pháp phòng chống thích hợp không.

- Chữa bệnh có đặc hiệu không.

- Điều kiện tiếp thu bệnh của những người trong gia đình.

    Có những quá trình dịch phát triển tương đối đơn giản, dễ thấy như bệnh sỏi, vì quá trình nhiễm trùng sởi luôn luôn có triệu chứng lâm sàng. Có những quá trình dịch phát triển phức tạp, khó thấy hơn như bệnh bại liệt, thương hàn. Ở bệnh bại liệt, cứ một người có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, thì có hàng chục người mang mầm bệnh. Do đó, mà những trường hợp bị bệnh có vẻ rời rạc, tản mạn, không liên quan với nhau.

Trong các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, thì diễn biến của quá trình dịch phức tạp hơn nhiều, khi nhiều nhân tố của môi trường bên ngoài đều tham gia vào việc lan truyền tác nhân gây bệnh.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: benh truyen nhiemtrieu chung sot ret

Hạn chế của việc ghép cặp

Những hạn chế của kỹ thuật ghép cặp là:

- Ghép cặp là kỹ thuật khó, tốn kém về kinh phí và thời gian.

- Rất khó chọn ra được những cặp ghép chặt chẽ theo đúng và đủ tiêu chuẩn về từng biến số nhiễu. Do đó, về nguyên lý nó được sử dụng trong nghiên cứu phân tích, nhưng nó ít được áp dụng trong nghiên cứu thuần tập trên phạm vi lớn. Trong nghiên cứu đó, để đạt được tính giá thành hiệu quả là phải chấp nhận sự đa dạng của các cá thể nghiên cứu và sử dụng các phương pháp khống chế nhiễu khác như phân tầng hay phân tích đa biến. Do đó, ghép cặp thường được sử dụng trong các nghiên cứu bệnh chứng với cỡ mẫu nhỏ. Ngay cả trong trường hợp đó, cần phải cân nhắc đến giá thành thu thập các thông tin về các yếu tố nhiễu tiềm ẩn và lựa chọn các cá thể ở nhóm đối chứng để ghép cặp.

Hạn chế của việc ghép cặp

- Ghép cặp khó đạt được cỡ mẫu cần thiết vì sẽ phải bao gồm nhiều khả năng kết hợp. Thí dụ trong một nghiên cứu chỉ có ba yếu tố phải ghép cặp như giới (2 nhóm), tuổi (5 nhóm) và chủng tộc (3 nhóm) thì sẽ phải có tới 30 (2x5x3) khả năng kết hợp phải được xem xét trong việc tìm ra một cá thể đối chứng thích hợp. Khi đủ số người nghiên cứu ở nhóm bệnh thì ghép cặp theo tỷ lệ 1/1 là một thiết kế có ý nghĩa thống kê nhất. Khi số người ở nhóm bệnh ít, lực thống kê có thể tăng lên bằng cách ghép nhiều cá thể đối chứng cho một cá thể bị bệnh, nhưng không nên quá tỷ lệ 4/1.

- Ghép cặp không có khả năng đánh giá được hậu quả của một yếu tố được ghép cặp.


Đọc thêm tại:

Biện pháp ghép cặp và ưu điểm của nó

Biện pháp ghép cặp

     Không giống như các phương pháp chọn ngẫu nhiên và thu hẹp phạm vi nghiên cứu thường dùng để không chế nhiễu trong giai đoạn thiết kế nghiên cứu, ghép cặp được cân nhắc đến cả khi thiết kế và phân tích nghiên cứu. Trong nghiên cứu ghép cặp, các yếu tố nhiễu được đưa vào nghiên cứu, nhưng các đối tượng nghiên cứu được chọn sao cho các yếu tố nhiễu được phân bố đều trong các nhóm nghiên cứu.

     Ví dụ trong nghiên cứu bệnh chứng về rèn luyện thể lực và nhồi máu cơ tim, trong đó tuổi, giới và hút thuốc lá là các yếu tố nhiễu tiềm ẩn, mỗi trường hợp bệnh được ghép cặp với một trường hợp đốỉ chứng cùng tuổi, giối và mức độ hút thuốc lá. Ví dụ, một bệnh nhân nhồi máu cơ tim nữ 65 tuổi hiện đang hút thuốc lá nặng được ghép cặp với một phụ nữ cùng tuổi hút thuốc lá nặng nhưng chưa bao giờ bị nhồi máu cơ tim. Bằng cách này, ghép cặp làm cho các yếu tố nhiễu tiềm ẩn được phân bố đều như nhau ở cả hai nhóm nghiên cứu. Các biện pháp ghép cặp và tính toán kết quả nghiên cứu từ kỹ thuật ghép cặp này được, trình bày ở một bài riêng, ở đây chỉ nêu một số ưu điểm và hạn chế của nó.

Biện pháp ghép cặp

Ưu điểm:   

     Ghép cặp, như đã nêu ở trên là một kỹ thuật không chế nhiễu rất hiệu quả, đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều năm qua. Đối với một số biến số, nếu không sử dụng ghép cặp trong thiết kế nghiên cứu sẽ không có đủ số cá thể ở các nhóm nghiên cứu giống nhau về các yếu tố nhiễu để khống chế nó trong giai đoạn phân tích. Nói cách khác, ghép cặp là cần thiết đối với bất kỳ yếu tố nhiễu nào mà chúng không đủ chung nhau giữa các nhóm.

     Những biến phức tạp như hàng xóm, anh em ruột có nhiều yếu tố khác nhau về môi trường hay di truyền là rất khó định lượng và kiểm soát bằng các phương pháp khác. Bằng cách ghép cặp anh em ruột ngưòi ta có thế kiểm soát được nhiều yếu tố có liên quan đến gia đình như di truyền, môi trường, ăn kiêng, tình trạng kinh tế xã hội, sử dụng dịch vụ y tế. Tương tự như vậy, người ta thường ghép cặp những người hàng xóm có cùng phơi nhiễm với môi trường và các yếu tố tầng lớp xã hội, dân tộc. Nếu nhóm chứng được chọn ngẫu nhiên từ quần thể tổng quát và xác định sự kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh trong những người hàng xóm, thì chỉ có một đến hai người hàng xóm tham gia vào nghiên cứu, do đó rất khó phân tích. Mỗi cá thể ở nhóm đôi chứng phải được chọn ghép cặp với những bệnh nhân để bảo đảm các thông tin thu thập được có thể so sánh được với nhau. Ngoài ra, ghép cặp có thể có ích khi số trường hợp bệnh nhỏ. Trong trường hợp này, các đặc trưng cơ bản khác nhau giữa các nhóm nghiên cứu do sự biến thiên ngẫu nhiên và do cỡ mẫu không đủ để tạo ra các nhóm nhỏ có chung yếu tố nhiễu để kiểm soát chúng khi phân tích.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: bệnh truyền nhiễm, triệu chứng sốt rét