Nhiễm Toxoplasma giai đoạn thứ phát
Trong giai đoạn này cơ thể vật chủ đã sinh miễn dịch nên các thể thực vật bi phân huỷ ngay sau khi được giải phóng khỏi các tế bào vật chủ. Tuy nhiên trong những tổ chức mức độ kháng thể xuất hiện ít như não, mắt thì hiện tượng nhân lên của ký sinh trùng vẫn tiếp tục.
Nhiễm Toxoplasma giai đoạn kết thúc
Giai đoạn nhiễm mãn tính kéo dài trong nhiều năm. Không còn thấy thể thực vật nhưng có nhiều thể bào nang trong các tể chức thần kinh trung ương, thần kinh ngoại biên như ở võng mạc, tổ chức cơ… Các thể này có sức đề kháng cao với kháng thể của vật chủ, có thể gây hiện tượng dị ứng tại chỗ. Nếu những nang này không bị phá vỡ thì có thể không gây biểu hiện bệnh lý; nhưng nếu bị phá vỡ có thể dẫn tới hiện tượng viêm tại chỗ tiềm tàng như viêm hắc võng mạc ở mắt do Toxoplasma.
Theo biểu hiện lâm sàng có nhiều thể bệnh lâm sàng như sau:
- Thể viêm não – màng não có thể xảy ra ở trẻ em nhưng hiếm gặp.
- Thể nhiễm trùng tăng bạch cầu.
Bệnh cảnh lâm sàng giống cúm: sốt nhẹ, tăng tốc độ lắng máu, làm huyết đồ thấy giảm nhẹ bạch cầu nói chung nhưng ngược lại tăng bạch cầu đơn nhân rõ rệt. Thể này chiếm khoảng 15% những trường hợp Toxoplasma mắc phải.
- Thể sưng nhiều nhóm hạch không có sốt
Bệnh cảnh lâm sàng dễ nhầm với bệnh hạch do các nguyên nhân khác. Các nhóm hạch ở nhiều vị trí được phát hiện với khối lượng vừa phải, di động. Hạch nhỏ đi rất chậm, hạch không bao giờ nung mủ, không dính với tổ chức xung quanh.
- Thể bệnh không rõ ràng:
Thể này trong nhiều trường hợp không hề có triệu chứng lâm sàng, thưòng bị bỏ qua, được phát hiện hoàn toàn tình cờ. Nếu xảy ra ở phụ nữ có thai sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh Toxoplasma bẩm sinh ở thai nhi.
- Thể bệnh Toxoplasma ở mắt
Có một tỷ lệ khoảng 1/3-1/4 các trường hợp viêm hắc võng mạc (chorioretinitis)’ nguyên nhân do Toxoplasma.
Viêm hắc võng mạc có thể là biến chứng sau này, thường là khi trẻ đã lớn nhưng đa số có thể bắt nguồn từ nhiễm Toxoplasma bẩm sinh do mẹ truyền cho. Nhưng cũng có thể là biến chứng của bệnh Toxoplasma mắc phải thể nhẹ vì khi ký sinh trùng đã vào mắt lại hay gây những hậu quả xấu về thị giác.
Tổn thương ở mắt có đặc điểm luôn tiến triển nếu không điều trị hết căn nguyên bệnh. Tổn thương có thể để lại một vết sẹo không thể khắc phục được.
Đọc thêm tại:
- http://blogysinhhoc.blogspot.com/
- http://blogysinhhoc.blogspot.com/2015/04/gioi-thieu-khai-quat-ve-benh-sot-ret.html
- http://blogysinhhoc.blogspot.com/2015/05/phuong-thuc-nhiem-toxoplasma-va-cac.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét