Dịch tễ học của bệnh Toxoplasma

Đường nhiễm ký sinh trùng vào các vật chủ trung gian có thể qua 4 phương thức chính:

- Do hấp thu phải những nang bào tử bị ô nhiễm ở trong đất, rau cỏ từ nguồn nhiễm  là phân mèo có ký sinh trùng.

- Nhiễm từ các bào nang chứa trong thịt động vật nhiễm bệnh khi người sử dụng các loại thịt này chưa nấu chín.

- Cũng có thể nhiễm do tiếp xúc với các dịch sinh vật như nước bọt, sữa, máu… bị nhiễm ký sinh trùng (thể Tcichyzoite) nhưng thực ra những thể này rất yếu khi ra khỏi cơ thể động vật nên hình thức nhiễm này rất hãn hữu

- Liên quan đến y hoc, đưòng nhiễm qua nhau thai rất quan trọng dẫn tới các hình thái bệnh Toxoplasma bẩm sinh.

     Ngoài ra người ta cũng nêu vai trò của côn trùng hút máu (vector) có khả năng truyền các thể Tachyzoite trong máu bệnh nhân sang người lành nhưng chưa xác định cụ thể loại côn trùng nào có vai trò chủ yếu.

     Mèo bị nhiễm bệnh là do ăn thịt các cọn vật khác như chuột, chim đã bị nhiễm ký sinh trùng.

Dịch tễ học của bệnh Toxoplasma

Về mặt dịch tễ học, những gia súc ăn cỏ là những vật chủ phụ và vật chủ trung gian tiềm tàng dễ nhiễm cho người nhất. Theo một nghiên cứu mới đây ở Mỹ và châu Âu, điều tra ở lò sát sinh thì 72% cừu, 28% lợn, 4% bò và 9% bê có khả năng nhiễm ký sinh trùng. Những động vật ăn cỏ này bị bệnh là do tiếp xúc với ngoại cảnh ô nhiễm mầm bệnh, các nang bào tử từ phân mèo.

    Các động vật ăn thịt có khả năng nhiễm Toxoplasma nhiều hơn các động vật ăn cỏ. Có thể giải thích điều này là do có rất nhiều động vật có thể là vật chủ mang Toxoplasma và khi những động vật ăn thịt có ký sinh trùng của những con vật này thì sẽ bị nhiễm bệnh tiếp.

    Người càng tiêu thụ thịt động vật chưa nấu chín, càng dễ có khả năng nhiễm bệnh. Các nghiên cứu cho thấy ở những nước có nhiều thịt thường bị nhiễm Toxoplasma nhiều hơn các nước còn thiếu thịt. Tiêu thụ nhiều thịt nhất là với các hình thức chưa nấu chín có thể tạo điều kiện dễ nhiễm bệnh hơn.

    Bệnh Toxoplasma ở Việt Nam trước đây đã được nghiên cứu bằng các phản ứng nội bì, kết hợp bổ thể.Với test chủng trong da kháng nguyên toxoplasmin, tỷ lệ (+) là 2,9% và với phản ứng kết hợp bổ thể (+) 5,1%.

    So sánh tỷ lệ trên với tỷ lệ nhiễm ở các nước châu Âu thì thấp hơn. Thông kê ở châu Âu thấy ở trẻ em 1-15 tuổi (+) 13%; 15 – 30 tuổi 30%. Thử ở phụ nữ Việt Nam, đối với phụ nữ chưa hề sẩy thai tỷ lệ 2,5% và ở phụ nữ bị sẩy thai kết quả dương tính 8,9%.

    Các kết quả thử trên động vật ở Việt Nam (190 động vật thuộc 19 loại) thấy tỷ lệ dương tính 5,7% ở trâu, bò, chó, và đặc biệt là khỉ.

   Điều tra trên một số người có biếu hiện lâm sàng bệnh Toxoplasma thấy tỷ lệ dương tính 0,43 – 1,2%. Tỷ lệ bệnh Toxoplasma ở Việt Nam so với các nước châu Âu thấp hơn nhưng tương đương với một số nước ở châu Á như Ấn Độ. Tỷ lệ bệnh ở các nước châu Âu thường rất cao.

   Hiện nay tình hình bệnh ở Việt Nam và các nước châu Á đã thay đổi nhiều, tăng lên rõ rệt do tình trạng tiêu thụ thịt động vật ở những nước này cũng nhiều không kém 80 với các nước châu Âu. Mặt khác cũng có thể do hiện nay nhờ có các phương tiện chẩn đoán miễn dịch và các tiến bộ kỹ thuật đã giúp phát hiện được nhiều trường hợp bệnh hơn.

   Trong những năm gần đây Bộ môn Ký sinh trùng phối hợp nghiên cứu với Viện Mắt Trung ương dùng phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp và phản ứng ngưng kết Latex đã phát hiện được gần 100 trường hợp viêm hắc võng mạc do Toxoplasma và áp dụng các phác đồ điều trị có hiệu quả.

Đọc thêm tại: http://blogysinhhoc.blogspot.com/2015/05/cac-truong-hop-nhiem-benh-toxoplasma.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ky sinh trung, benh sot ret

0 nhận xét:

Đăng nhận xét