Cơ chế gây bệnh
Người bị nhiễm amip khi nuốt phải những bào nang già có 4 nhân. Các yếu tố thuận lợi để amip chuyển sang dạng gây bệnh (Magna) là sự suy yếu của thành ruột sau tình trạng nhiễm độc, nhiễm lạnh hoặc sau một nhiễm trùng khác. Khi đó amip tiết ra một men phá hủy niêm mạc ruột mỏ đường vào gây tổn thương ở thành ruột với sự phối hợp của các loại vi khuẩn ở ruột.
Nếu chỉ có đơn thuần vai trò của amip thì khả năng gây bệnh là 30%.
Sự phối hợp của vi khuẩn làm khả năng gây bệnh của amip tăng lên rõ rệt:
Các chủng phối hợp là Escherichia coli, Para coli, Aerobacter aerogenes, Clostridium peryHngens làm khả năng gây bệnh tăng lên 60%. Vi khuẩn TAB làm khả năng gây bệnh tăng lên 80%. Các giống vi khuẩn Escherichia, Shigella, Salmonella, Proteus làm tăng mức độ bệnh.
Vị trí ký sinh của amip cũng làm ảnh hưởng đến quá trình gây bệnh. Amip thường ưa ký sinh ở những chỗ có sự tích tụ phân nhiều để phối hợp với vi khuẩn.
Các thể bệnh amip
Thể ly cấp
Khỏi đầu đột ngột. Hội chứng ly điển hình, đau bụng quặn, đi ngoài nhiều lần, phân có máu và chất nhầy. Xét nghiệm phân thấy thể Magna.
Viêm ruột mạn tính sau lỵ amip cấp
Còn gọi là lỵ mạn tính. Thể này xảy ra sau lỵ amip cấp. Biểu hiện như viêm đại tràng. Xét nghiệm phân thường gặp thể bào nang và thể Minuta. cần phân biệt với ly cấp xét nghiệm thấy thể Magna.
Do việc dùng các hóa chất với nồng độ diệt được bào nang thì lại không dùng được trong ăn uống như iod, acid acetic… nên chỉ có khống chế sự lan truyền bệnh bằng nhiệt độ và bằng cách tránh không để ô nhiễm bào nang vào các nguồn thức ăn, nước uống hoặc lan tràn vào các sinh vật môi giới và vật dự trữ bệnh.
Người mang bào nang là nguồn bệnh, nhất là người lành mang bào nang lại càng nguy hiểm vì không được phát hiện và không được điều trị.
Các yếu tố khác như thiếu dinh dưỡng, tình trạng suy kiệt, suy giảm miễn dịch hoặc bị các bệnh nhiễm trùng khác đều là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Những vùng khí hậu lạnh hoặc ôn hòa tỷ lệ phát bệnh thấp hơn hẳn nếu so với những vùng có khí hậu nóng và ẩm. bệnh amip có khắp trên thế giới, tuy nhiên phổ biến hơn ồ các vùng nhiệt đói, đặc biệt ở những nước còn nghèo, kinh tế kém phát triển tỷ lệ bệnh amip ở ruột có thể tói 15%, trong đó áp xe gan do amip cũng dễ có khả năng gặp hơn.
Tỷ lệ bệnh lỵ amip ở Việt Nam hiện nay là rất thấp từ 0,5 – 1%.
Về tính chất lưu hành ly amip khốc với ly trực khuẩn, lỵ trực khuẩn thường phát thành dịch, còn ly amip thường là lưu hành địa phương. Sự phát thành dịch còn tùy thuộc vào các yếu tố tương quan giữa vật chủ và tác nhân gây bệnh. Do vậy dịch amip không có tính chất bột phát và thông thường thì vẫn có những người bị mắc lẻ tẻ rồi tăng dần lên.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét