Giới thiệu về bệnh Toxoplasma và thể Tachyzoite

     Bệnh Toxoplasma là một bệnh lây truyền giữa động vật và người phân bố có tính chất toàn cầu. Bệnh khá phổ biến ở người, các động vật có vú và các loài chim.

     Tác nhân gây bệnh là Toxoplasma gondii thuộc lớp đơn bào sinh bào tử (Sporozoa), bộ bán bào tử (Haplosporidae).

     Toxoplasma là loại đơn bào được tìm thấy lần đầu tiên trên động vật gậm nhấm ở Tuynidi năm 1909 và được các tác giả đặt tên là Toxoplasma godii (Nicolle và Manceaux). Sau đó loại đơn bào này liên tục được tìm thấy trên súc vật và trên người. Trường hợp bệnh án đầu tiên được tác giả Janku (Tiệp Khắc) phát hiện vào năm 1923.

 Hình thể

     Trong chu kỳ sinh học của Toxoplasma có ba giai đoạn phát triển chính và tùy theo mỗi giai đoạn đơn bào có những hình thể khác nhau.

     Toxoplasma thưòng có thể gặp trong các tế bào của vật chủ nhất là các tế bào đơn nhân. Một tế bào đơn nhân lớn có thể chứa tới 40 ký sinh trùng, hình dạng có khi tròn hoặc bầu dục hoặc hình liềm với chiều dài 5-55 |m và chiều ngang 3 – 4 Jim.

     Với phương pháp nhuộm Giemsa thường chỉ có thể thấy 1 nhân và nguyên sinh chất hoặc thấy 2 nhân, nếu ký sinh trùng ở giai đoạn phân chia.

bệnh Toxoplasma và thể Tachyzoite

     Xem trên kính hiển vi điện tử, người ta có thể thấy trên thân Toxoplasma có các sợi tơ rất nhỏ chuyển động theo hình thức trượt.

     Ngoài tế bào đơn nhân lớn còn thấy ký sinh trùng ở trong tế bào của hệ thần kinh, tế bào gan và đôi khi ở trong hồng cầu. Trong các tế bào đó Toxoplasma có thể tồn tại một thời gian dài, ví dụ ở trong não tối 2 năm sau khi bị nhiễm.

     Ký sinh trùng cũng có thể sông tới 3 giờ trong nưóc muối sinh lý.

     Thực ra tuy là bào tử trùng nhưng Toxoplasma không hoàn toàn ký sinh cố định trên các tế bào vật chủ mà chúng vẫn có sự chuyển động. Với phương thức chụp ảnh nhỏ người ta đã chứng minh được rằng các ký sinh trùng chui vào trong các tế bào bằng sự chuyển động của các lông tơ.

     Cách phân đôi theo chiều dọc là phương thức sinh sản vô giới của ký sinh trùng.

Thể Tachyzoite

     Thể này là thể phân chia nhanh vô giới trong giai đoạn nhiễm bệnh cấp tính, còn gọi là thể tự dưỡng ở trong các tế bào của các vật chủ có hình liềm, hình tròn hoặc hình bầu dục với đường kính 2-6 , nhân khá rõ ở giữa.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: cac benh truyen nhiem, cách chữa bệnh sốt rét

0 nhận xét:

Đăng nhận xét