Tìm hiểu về Trùng Roi

     Lớp trùng roi bao gồm những đơn bào chuyển động bằng roi, đó là những sợi mảnh và dài, được hình thành từ ngoại nguyên sinh chất. Số lượng roi có thể từ 1 – 5 roi hoặc nhiều hơn nữa. Những roi này có thể đi ra ngoài cơ thể hoặc dính vào cơ thể tạo thành một màng vây chuyển/màng lượn sóng. Roi được dính vào một thể nhỏ gọi là thể gốc, bên cạnh thể gốc có thể cạnh gốc cung cấp năng lượng cho roi cử động.

     Chỉ một số trùng roi không có màng vây, còn đại đa số có màng vây bao phủ, do đó ít có khả năng thay đổi hình dạng. Trùng roi dinh dưỡng bằng thực bào, vừa di chuyển vừa bắt mồi đưa thức ăn vào một chỗ lõm đó là miệng.

Trùng roi có hai phương thức sinh sản:

-  Sinh sản vô giới

     Nhân phân đôi trước, sau đó thể gốc và thể cạnh gốc chia đôi, cơ thể phân đôi theo chiều dọc tạo thành hai trùng roi mơai. Roi không phân chia.

-  Sinh sản hữu giói

Tìm hiểu về Trùng Roi

     Một số trùng roi có khả năng sinh sản hữu giới. Khi sắp sinh sản hữu giới thì tế bào cơ thể có khả năng biến thành các yếu tố sinh dục, các yếu tố này sẽ phối hợp với nhau từng đôi một.

Trùng roi có thể ký sinh ở hầu hết các động vật có xương sống. Trùng roi ký sinh ở người có thể chia làm hai nhóm theo vị trí ký sinh:

-  Nhóm trùng roi đường tiêu hóa, sinh dục – tiết niệu: Gồm có các giống Giardia, Trichomonas, Chilomastix, Enteromonas, Retortamonas và Pentatrichomonas.

-  Nhóm trùng roi đường máu và nội tạng: Gồm có giống Leishmania và Trypanosoma.

     Trong bài này, chúng tôi chỉ đề cập tới nhóm trùng roi đường tiêu hóa, sinh dục – tiết niệu. Nhóm này gồm có các loài trùng roi ký sinh và gây bệnh như Giardia lamblia, Trichomonas intestinalis và Trichomonas vaginalis. Ngoài ra còn có một số loài khác ký sinh ở ruột, có thể gặp nhưng không gây bệnh đó là Chilomastix mesnili, Enteromonas hominis, Retortamonas intestinalis và trùng roi ký sinh ở răng miệng Trichomonas buccalis.

 Giardia lamblia (Giardia intestinalis, Lambỉia intestinalis)

Hình thể

     Giardia lamblia có cơ thể đối xứng. Trong cơ thể người Giardia lamblia có hai dạng hình thể đó là thể hoạt động và thể bào nang / thể kén.

-  Thể hoạt động: Hình quả lê, hình thìa, kích thước (10 – 20 m) X (6 – 10 m), hai nhân giống như hai mắt kính. Có 4 đôi roi xuất phát từ hai gốc roi và đi về phía sau.

-  Thể bào nang / thể kén: Hình bầu dục, có hai lớp vỏ, kích thước (10-14 m) X (6 – 10 m). Trong nguyên sinh chất có từ 2 đến 4 nhân và có thể thấy rõ những vết roi cuộn lại.


Đọc thêm tại:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét