Giới thiệu hiện tượng kí sinh và phân loại kí sinh trùng


     Khoa học ký sinh trùng nghiên cứu về sinh vật ký sinh và hiện tượng ký sinh do chúng gây ra, phản ứng của vật chủ, bệnh học ký sinh trùng, các yếu tố tác động tới ký sinh trùng và vật chủ, các quy luật dịch tễ liên quan, phòng chống ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng. Trong tài liệu này chúng tôi chỉ nói về ký sinh trùng Y học.

Hiện tượng ký sinh

     Nghiên cứu lịch sử phát triển của thế giới sinh vật chúng ta đều biết khỏi đầu các sinh vật đều sống tự do. Trải qua thòi gian lâu dài một số bị tiêu diệt, một số phát triển, phân hoá, một số vẫn sống tự do nhưng một số dần dần trở thanh sống gửi – sống bám – sống ký sinh hoàn toàn hoặc ký sinh một phần nhờ vào sinh vật khác.

Ký sinh trùng

    Là những sinh vật chiếm sinh chất của các sinh vật khác đang sống để tồn tại và phát triển. Thí dụ: giun móc hút máu ở thành ruột người.

     Tuỳ từng loại ký sinh trùng mà hiện tượng ký sinh có khác nhau:

- Ký sinh trùng ký sinh vĩnh viễn: suốt đời sống trên/sống trong vật chủ Thí dụ: giun đũa sống trong ruột người.

- Ký sinh trùng ký sinh tạm thòi: khi cần thức ăn/sinh chất thì bám vào vật chủ để chiếm sinh chất. Thí dụ: muỗi đốt người khi muỗi đói.

Tuỳ vị trí ký sinh người ta còn chia ra:

- Nội ký sinh trùng: là những ký sinh trùng sống sâu trong cơ thể. Thí dụ: giun sán sống trong ruột người.

Giới thiệu hiện tượng kí sinh

- Ngoại ký sinh trùng: là những ký sinh trùng sống ở da, tóc móng. Thí dụ: nấm sống ở da.

     Xét về tính chất đặc hiệu ký sinh trên vật chủ có thể chia ra:

- Ký sinh trùng đơn ký/đơn thực: là những ký sinh trùng chỉ sống trên một vật chủ, một loại vật chủ. Thí dụ: giun đũa người (Ascaris lumbricoides) chỉ sống trên người.

- Ký sinh trùng đa ký/đa thực: là những ký sinh trùng có thể sông trên nhiều loại vật chủ khác nhau. Thí dụ: sán lá gan nhở (Clonorchis sinensis) có thể sống ký sinh ở người hoặc ở mèo.

- Ký sinh trùng lạc vật chủ: là ký sinh trùng có thể ký sinh trên vật chủ bất thường, như cá biệt người có thể nhiễm giun đũa của lợn, người có thể nhiễm sốt rét của khỉ.

- Ký sinh trùng chờ thời cơ: ký sinh trùng vào cơ thể sinh vật khác nhưng không phát triển. Thí dụ: cá lớn nuốt / ăn cá nhỏ có ấu trùng của Diphyllobothrium latum, nhưng ấu trùng vẫn không thể phát triển ở cá được mà phải chờ vào vật chủ khác.

     Để tránh nhầm lẫn trong chẩn đoán cần phân biệt:

- Ký sinh trùng thật: đó là ký sinh trùng ký sinh và gây bệnh.

- Ký sinh trùng giả: sinh vật, chất thải (nhìn giống ký sinh trùng)… lẫn trong bệnh phẩm.

    Bội ký sinh trùng: Trong đòi sống ký sinh, có hiện tượng ký sinh đặc biệt đó là hiện tượng bội ký sinh, đó là ký sinh trùng này sống ký sinh vào một loại ký sinh trùng khác. Thí dụ: ký sinh trùng sốt rét sông trong muỗi, ve Ixodiphagus caucurtei ký sinh trên ve Ixodes ricinus.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: kí sinh trùng, bệnh sốt rét


0 nhận xét:

Đăng nhận xét