Quá trình giao bào của p. falciparum

    Giao bào: Giao bào của p. falciparum có hình thể rất dễ nhận, thường hình liềm, hình quả chuối với nhiều dạng khác nhau. Kích thước giao bào rất lớn (9 – 14 µm chiều dài và 2-5 µm chiều ngang). Nhân thường ở vùng giữa, cố sắc tố ở xung quanh. Trong những cơn sốt đầu tiên, ít xuất hiện giao bào. Giao bào xuất hiện chậm nhưng tồn tại lâu, có thể tồn tại 6 tuần lễ sau khi hết sốt, vì ít chịu tác dụng của thuốc quinin, cloroquin, và atebrrin hơn những thể khác. Trong những cơn sốt đầu tiên, được điều trị tích cực ngay, sẽ hạn chế rất nhiều sự xuất hiện giao bào. Giao bào của p. falciparum chịu tác dụng bởi Plasmoquin, Paludrin…    Có thể phân biệt được giao bào đực và giao bào cái bằng kính hiển vi thường, giao bào đực ngắn và rộng hơn giao bào cái, nhân lan tỏa vào vùng giữa khối nguyên sinh chất và chiếm một phần lớn nguyên sinh chất, sắc tố rải rác khắp nguyên sinh chất. Giao bào cái hẹp và dài hơn giao bào đực, nhân nhỏ ở vùng trung tâm, xung quanh nhân có sắc tố tập trung.

Quá trình giao bào của p. falciparum

   Khi giao bào phát triển đầy đủ thì diện tích của hồng cầu bị chiếm gần hết, hồng cầu bao bọc lấy giao bào, có khi chỉ nhìn thấy một mảnh hồng cầu, hoặc không còn nhìn thấy hồng cầu nữa. Rất hãn hữu có thể gặp 2 giao bào trong một hồng cầu. Giao bào cái có thể xuất hiện sóm hơn giao bào đực một vài ngày. Nói chung giao bào xuất hiện sau ngày thứ 10 kể từ khi sốt sơ phát và mật độ cao vào ngày thứ 15.

   Giao bào dược sinh ra từ mảnh phân liệt đặc biệt, thường ở trong mạch máu nội tạng, đặc biệt ở trong xoang máu của tuỷ xương (Manson). Có thể gặp hiện tượng thoát roi của giao bào đực ở trên cơ thể người (nhưng có tác giả cho đó chỉ là hiện tượng xảy ra đối với một á chủng của p. falciparum).

- Hồng cầu bị ký sinh: Những hồng cầu bị ký sinh bởi p. falciparum nói chung hình dáng không thay đổi, kích thước bình thường, trong hồng cầu có xuất hiện những hạt sắc tố to thô, màu đỏ nâu, hoặc nâu sẫm, hoặc đen, số lượng ít, đó là những hạt sắc tố Maurer.

 p. vivax

     p. vivax có giai đoạn sinh sản ở hồng cầu và “thể ngủ – Hypnozoites”.

- Thể tư dưỡng: Thể tư dưỡng của p. vivax lớn hơn tư dưỡng của p. falciparum, tư dưỡng đậm và dày. Kích thước từ 2- 4 µm, chiếm từ 1/3 đến 2/3 hồng cầu. Nhân lớn, vòng nhẫn dầy, có thể có hai thể tư dưỡng trong một hồng cầu.. Nhẫn phát triển có dạng giống amip, xuất hiện nhiều hạt Bắc tố. Dạng giống amip hoạt động mạnh, kích thước tối đa có khi chiếm gần hết hồng cầu, có khi tới 10-12 µm (hồng cầu cũng to ra).


Đọc thêm tại:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét