Phân loại chu kỳ của ký sinh trùng

       Nghiên cứu chu kỳ là một trong những nội dung quan trọng nhất của ký sinh trùng học nhằm góp phần để hiểu biết về sinh học, bệnh học, dịch tễ học, điều trị và đề ra các biện pháp phòng chống.

Khái quát chúng ta có thể chia thành hai loại:

-  Chu kỳ đơn giản: là chu kỳ chỉ cần một vật chủ. Thí dụ: chu kỳ của giun đũa người (Ascaris lumbricoides) chỉ có một vật chủ là người.-  Chu kỳ phức tạp: là chu kỳ cần từ hai vật chủ trở lên mới có khả năng khép kín chu kỳ. Thí dụ: chu kỳ của ký sinh trùng sốt rét cần hai vật chủ là người và muỗi có khả năng truyền bệnh sốt rét.

Ngoài ra một số loại chu kỳ cần phải có giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh/ngoại giới, như chu kỳ của giun đũa, giun tóc, giun móc…


Phân loại chu kỳ của ký sinh trùng


Để nhìn tổng thể ta có thể phân hầu hết các loại chu kỳ thành 5 loại sau:

-   Kiểu chu kỳ 1: thí dụ chu kỳ của giun đũa (Ascaris lumbricoides)

-   Kiểu chu kỳ 2: thí dụ chu kỳ của sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis) r Kiểu chu kỳ 3: thí dụ chu kỳ của sán máng (Schitosoma)

-  Kiểu chu kỳ 4: thí dụ chu kỳ của trùng roi đường máu (Trypanosoma cruzi).

-  Kiểu chu kỳ 5: thí dụ chu kỳ của ký sinh trùng sốt rét.

     Ngoài ra còn một kiểu chu kỳ đặc biệt, đơn giản nhất là ký sinh trùng chỉ ỏ vật chủ và do tiếp xúc sẽ sang một vật chủ mối. Thí dụ như ký sinh trùng ghẻ lây do tiếp xúc, trùng roi âm đạo lây qua giao hợp.

Đọc thêm tại: http://blogysinhhoc.blogspot.com/2015/05/gioi-thieu-hien-tuong-ki-sinh-va-phan.html




0 nhận xét:

Đăng nhận xét