Biện pháp phòng bệnh qua đường vi sinh vật

Các biện pháp trong lĩnh vực vệ sinh

- Các biện pháp Nhà nưốc trong lĩnh vực vệ sinh công cộng (xây dựng nhà ở và các tiện nghi vệ sinh…) là những nhân tố thường xuyên có tác dụng phòng các bệnh nhiễm khuẩn.

- Cung cấp nước cho một khu dân cư là một yếu tố quan trọng trong việc đề phòng các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.

- Việc vận chuyển và xử lý phân rác là một biện pháp nhằm quản lý các bệnh đường ruột.

- Chống ruồi sẽ thu được kết quả tốt nếu xây dựng tốt các hố xí hợp vệ sinh và nếu có nơi đổ ủ rác thích hợp.

- Chôn cất chu đáo tử thi người và súc vật ở nghĩa trang riêng biệt sẽ ngăn ngừa sự reo rắc các bệnh truyền nhiễm.

Biện pháp phòng bệnh

Các tiêu chuẩn và điều lệ vệ sinh:

- Các tiêu chuẩn và điều lệ vệ sinh thực phẩm cần được thực hiện nghiêm chỉnh ở các xí nghiệp thực phẩm và nơi phân phối thực phẩm.

- Đối với gia súc cung cấp sữa, cần thường xuyên theo dõi sức khoẻ, nếu thấy súc vật bị mắc bệnh (lao, sốt làn sóng) thì cần để riêng và sữa phải khử trùng triệt để. Tuyệt đối không để người mang vi khuẩn đường ruột làm công tác vắt sữa.

- Đối với rau quả ăn sống, không được bón phân tươi trong quá trình trồng trọt.

- Những biện pháp kể trên có tính chất kinh tế hơn là y tế và có liên quan đến tất cả các mặt hoạt động kinh tế, văn hoá quốc dân.

Giáo dục sức khỏe cho nhân dân

     Muốn quần chúng tham gia phong trào vệ sinh phòng bệnh, phải tuyên truyền giáo dục sức khoẻ và tổ chức giáo dục sức khoẻ đối với các tầng lớp nhân dân. Giáo dục sức khoẻ đã được tuyên ngôn Alma Ata (1978) coi như giải pháp hàng đầu để thực hiện chiến lược toàn cầu “Sức khoẻ cho mọi người đến năm 2000″. Sau hội nghị Alma — Ata, ngành Y tê Việt Nam cũng đã đưa giáo dục sức khoẻ là chức năng số 1 của tuyến Y tế cơ sở trong nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Nôi dung giáo dục sức khoẻ:

- Trình bày cho nhân dân hiểu biết về các bệnh truyền nhiễm và các biện pháp phòng chống.

- Những tập quán vệ sinh cần dạy từ nhà trẻ, mẫu giáo và các trường phổ thông,

- Mỗi cơ quan y tế cần có một chương trình giáo dục sức khoẻ căn cứ vào tỷ lệ mắc bệnh ở địa phương, nhằm dừng các bệnh phổ biến.

- Phải huy động tất cả mọi phương tiện tuyên truyền sẵn có: nói chuyện, phát thanh, sách báo, khẩu hiệu…

Tổ chức giáo dục sức khoẻ:

- Vệ sinh viên.

- Ban bảo hộ lao động.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: cac benh truyen nhiem, cách chữa bệnh sốt rét

Phân loại vi sinh vật theo cơ chế truyền nhiễm

     Định nghĩa bệnh truyền nhiễm: Bệnh truyền nhiễm là một căn bệnh gây ra bởi vi sinh bao gồm vi khuẩn, virút, nấm hoặc protozoa. Bệnh truyền nhiễm có thể truyền từ thú vật sang con người, hoặc từ người này sang người khác.

Cơ chế truyền nhiễm

     Cơ chế truyền nhiễm là một cơ chế đảm bảo cho vi sinh vật gây bệnh từ vật chủ này sang sinh trưởng và phát triển ở một vật chủ khác. Cơ chế truyền nhiễm gồm ba giai đoạn:

- Vi sinh vật gây bệnh ra khỏi vật chủ cũ.

- Vi sinh vật gây bệnh tồn tại ở môi trường bên ngoài.

- Vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào vật chủ mới.

Vi sinh vật gây bệnh ra khỏi vật chủ cũ

     Vị trí cảm nhiễm thứ nhất quyết định con đường giải phóng vi sinh vật gây bệnh ra khỏi cơ thể.

     Vi sinh vật gây bệnh có vị trí cảm nhiễm ở ruột, theo phân ra ngoài. Ví dụ: vi khuẩn tả, lỵ….

     Vi sinh vật gây bệnh có vị trí cảm nhiễm ở niêm mạc đường hô hấp thì chúng theo nước bọt bắn ra ngoài khi ho hoặc khi hắt hơi. Ví dụ: vi khuẩn bạch hầu.

     Các bệnh truyền nhiễm chỉ có bốn vị trí đào thải khỏi cơ thể:

- Theo phân.

- Theo dòm và các chất tiết mũi họng.

- Theo máu được các véc tơ trung gian hút ra khỏi cơ thể.

- Theo sự thải bỏ của da, niêm mạc, lông, tóc.

                             Phân loại vi sinh vật

Vi sinh vật gây bênh tồn tại ở môi trường bên ngoài

     Các vi sinh vật gây bệnh có thể tồn tại ở: nước, đất, nếu thải theo phân.

     Nếu vi sinh vật gây bệnh được giải phóng từ đường hô hấp thì chúng sẽ vào không khí.

     Thời gian tồn tại ở môi trường bên ngoài lâu hay chóng tuỳ thuộc vào điều kiện của môi trường ngoại cảnh, nhưng quyết định vẫn là sức đề kháng của vi sinh vật gây bệnh. Ví dụ:

- Trực khuẩn lao, virút đậu mùa tồn tại được rất lâu ở môi trường ngoại cảnh.

- Virút viêm gan, trực khuẩn thương hàn, virút bại liệt, trực khuẩn bạch hầu có sức chịu đựng khá cao ở ngoại cảnh.

 - Các loại không có sức chịu đựng lâu ở ngoại cảnh như virút sởi, virút cúm, dại…

Vi sinh vật gây bênh xâm nhập vào vật chủ mới

     Về cơ bản đường vào vật chủ mới của vi sinh vật giống như đường mà vi sinh vật đã sử dụng để thoát ra khỏi vật chủ cũ.

    Các bệnh đường hô hấp thì đường hô hấp vừa là đường vào vừa là đường ra của vi sinh vật gây bệnh. Ví dụ: vi khuẩn viêm màng não từ niêm mạc mũi họng ra ngoài thì cũng qua đó vào cơ thể.

    Như vậy, lối vào cơ thể vật chủ của vi sinh vật gây bệnh cũng do vị trí cảm nhiễm thứ nhất của chúng trong cơ thể quyết định.

     Một số vi sinh vật gây bệnh phải do môi giối truyền, ví dụ: ký sinh trùng sốt rét do muỗi Anopheles truyền.

     Tóm lại, bất cứ bệnh nhiễm khuẩn nào cũng cần phát hiện vị trí cảm nhiễm thứ nhất của vi sinh vật gây bệnh và cơ chế truyền nhiễm của bệnh đó. Căn cứ vào vị trí cảm nhiễm thứ nhất của vi sinh vật gây bệnh và cơ chế truyền nhiễm. Các bệnh truyền nhiễm có thể chia thành bốn nhóm chính:

- Bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá.

- Bệnh truyền nhiễm đường hô hấp.

- Bệnh truyền nhiễm đường máu.

- Bệnh truyền nhiễm đường da và niêm mạc.


Đọc thêm tại:

Hai yếu tố gián tiếp

Yếu tố thiên nhiên

Như thời tiết, khí hậu, điều kiện địa lý, thảm thực vật, hoàn cảnh sinh thái đều có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển hoặc lụi tàn một bệnh truyền nhiễm nhất định, ảnh hưởng thông qua ba yếu tố trực tiếp:

- Ảnh hưởng đối với tính cảm nhiễm:

- Ít nghiên cứu mối liên quan này.

- Rất ít có liên quan.

- Chỉ tăng hoặc giảm sức đề kháng không đặc hiệu.

- Anh hưởng đối với nguồn truyền nhiễm:

- Người ít bị ảnh hưởng.

Hai yếu tố gián tiếp

- Động vật có liên quan chặt chẽ.

- Anh hưởng đối với yếu tố truyền nhiễm:

- Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng nhiều đến các yếu tố truyền nhiễm.

- Ảnh hưởng rõ rệt tới động vật tiết tục là yếu tố truyền nhiễm.

    Ví dụ: khí hậu, thời tiết có thể làm giảm hoạt động và số lượng của muỗi trong mùa lạnh, của chấy rận trong mùa nóng.

     Các điều kiện thiên nhiên ảnh hưỏng đến sự phát sinh và phát triển của quá trình dịch, chủ yếu là đến cơ chế truyền nhiễm.

Yếu tố xã hội

     Các yếu tố xã hội như: tổ chức xã hội, các tổ chức chăm sóc y tế, trình độ văn hoá của một xã hội đều có ảnh hưỏng, nhiều khi quyết định đến sự xuất hiện, duy trì hoặc thanh toán một bệnh truyền nhiễm.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: các bệnh truyền nhiễm, trieu chung benh sot ret

Đường truyền nhiễm

Yếu tố truyền nhiễm 

     Là các yếu tố của môi trường bên ngoài tham gia vào việc vận chuyển vi sinh vật gây bệnh từ nguồn truyền nhiễm đến cơ thể cảm nhiễm.Ví dụ: Đất, nước, không khí, thực phẩm, muỗi, …

Đường truyền nhiễm

     Là sự vận động của các yếu tố truyền nhiễm đưa vi sinh vật gây bệnh từ một nguồn truyền nhiễm sang một cơ thể cảm nhiễm. Bốn loại đưòng truyền nhiễm: hô hấp, tiêu hoá, máu, da và niêm mạc.

Bệnh lây truyền theo một đường:

- Hô hấp: bệnh sởi.

- Đường tiêu hoá: bệnh thương hàn.

- Đường máu: bệnh sốt rét.

- Đường niêm mạc: bệnh lậu.

Bệnh lây truyền theo nhiều đường như bệnh than (tiêu hoá, hô hấp, da).

Đường truyền nhiễm

Phương thức truyền nhiễm: tuỳ theo sức đề kháng của vi sinh vật gây bệnh, có hai phương thức truyền nhiễm:

- Trực tiếp:

     Vi sinh vật gây bệnh từ nguồn truyền nhiễm sang cơ thể cảm nhiễm không qua các yếu tô của môi trưòng bên ngoài. Ví dụ: một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (bệnh giang mai, lậu, bệnh hạ cam…) và bệnh dại.

- Gián tiếp:

      Trong trường hợp cơ thể cảm nhiễm tiếp xúc với nguồn truyền nhiễm thông qua hoàn cảnh bên ngoài, nguồn truyền nhiễm tiếp xúc với yếu tố truyền nhiễm, như: đất, nước, không khí, thức ăn, đồ dùng, côn trùng, tiết túc và yếu tố truyền nhiễm lại tiếp xúc với cơ thể cảm nhiễm.



Quá trình dịch và tính hình lưu hành một số bệnh truyền nhiễm

Tính hình lưu hành một số bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam

     Trong 10 năm từ 1991 đến 2000, các bệnh truyền nhiễm chủ yếu gây dịch ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề y tế quan trọng, nhưng đã có nhiều thay đổi, nhất là các bệnh truyền nhiễm đã có vắcxin dự phòng.

     Bệnh bại liệt polio đã được thanh toán vào năm 2000; bệnh uốn ván sơ sinh đã giảm xuống dưới 1/1000 trẻ đẻ sống trên quy mô huyện, do đó Việt Nam được xác nhận là đã loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh. Bệnh ho gà đã giảm xuống dưới 3/100.000 trẻ từ 1995.

     Bệnh bạch hầu đã giảm xuống dưới 0,4/100.000 dân từ 1994. Bệnh viêm não Nhật Bản đang được không chế ở một số huyện có tỷ lệ tiêm vắcxin cao. Dịch tả vẫn còn xảy ra nhưng tỷ lệ mắc đã giảm xuống thấp dưới 0,85/100.000 từ năm 1996.

     Bệnh dịch hạch vẫn tiếp tục lưu hành ở miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên, tuy nhiên số mắc, số chết đã giảm xuống rõ rệt. Bệnh sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue vẫn còn lưu hành cao ở miền Trung và miền Nam với tỷ lệ mắc bệnh chủ yếu ở nhóm tuổi dưới 15.

một số bệnh truyền nhiễm

Định nghĩa quá trình dịch

     Quá trình dịch là một dãy những ổ dịch có liên quan với nhau, ổ dịch này phát sinh ra từ ổ dịcch khác với mối liên quan bên trong của chúng được quyết định bởi các điều kiện sống của xã hội loài người. Chính đời sống xã hội làm cho các ổ dịch mới sẽ có hay không có khả năng phát sinh. Ví dụ: bệnh bạch hầu xảy ra trong một lớp học thì khả năng phát sinh ổ dịch mới ở các gia đình học sinh phụ thuộc vào nhiều điều kiện như:

- Dịch có được phát hiện kịp thời không.

- Biện pháp phòng chống thích hợp không.

- Chữa bệnh có đặc hiệu không.

- Điều kiện tiếp thu bệnh của những người trong gia đình.

    Có những quá trình dịch phát triển tương đối đơn giản, dễ thấy như bệnh sỏi, vì quá trình nhiễm trùng sởi luôn luôn có triệu chứng lâm sàng. Có những quá trình dịch phát triển phức tạp, khó thấy hơn như bệnh bại liệt, thương hàn. Ở bệnh bại liệt, cứ một người có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, thì có hàng chục người mang mầm bệnh. Do đó, mà những trường hợp bị bệnh có vẻ rời rạc, tản mạn, không liên quan với nhau.

Trong các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, thì diễn biến của quá trình dịch phức tạp hơn nhiều, khi nhiều nhân tố của môi trường bên ngoài đều tham gia vào việc lan truyền tác nhân gây bệnh.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: benh truyen nhiemtrieu chung sot ret

Hạn chế của việc ghép cặp

Những hạn chế của kỹ thuật ghép cặp là:

- Ghép cặp là kỹ thuật khó, tốn kém về kinh phí và thời gian.

- Rất khó chọn ra được những cặp ghép chặt chẽ theo đúng và đủ tiêu chuẩn về từng biến số nhiễu. Do đó, về nguyên lý nó được sử dụng trong nghiên cứu phân tích, nhưng nó ít được áp dụng trong nghiên cứu thuần tập trên phạm vi lớn. Trong nghiên cứu đó, để đạt được tính giá thành hiệu quả là phải chấp nhận sự đa dạng của các cá thể nghiên cứu và sử dụng các phương pháp khống chế nhiễu khác như phân tầng hay phân tích đa biến. Do đó, ghép cặp thường được sử dụng trong các nghiên cứu bệnh chứng với cỡ mẫu nhỏ. Ngay cả trong trường hợp đó, cần phải cân nhắc đến giá thành thu thập các thông tin về các yếu tố nhiễu tiềm ẩn và lựa chọn các cá thể ở nhóm đối chứng để ghép cặp.

Hạn chế của việc ghép cặp

- Ghép cặp khó đạt được cỡ mẫu cần thiết vì sẽ phải bao gồm nhiều khả năng kết hợp. Thí dụ trong một nghiên cứu chỉ có ba yếu tố phải ghép cặp như giới (2 nhóm), tuổi (5 nhóm) và chủng tộc (3 nhóm) thì sẽ phải có tới 30 (2x5x3) khả năng kết hợp phải được xem xét trong việc tìm ra một cá thể đối chứng thích hợp. Khi đủ số người nghiên cứu ở nhóm bệnh thì ghép cặp theo tỷ lệ 1/1 là một thiết kế có ý nghĩa thống kê nhất. Khi số người ở nhóm bệnh ít, lực thống kê có thể tăng lên bằng cách ghép nhiều cá thể đối chứng cho một cá thể bị bệnh, nhưng không nên quá tỷ lệ 4/1.

- Ghép cặp không có khả năng đánh giá được hậu quả của một yếu tố được ghép cặp.


Đọc thêm tại:

Biện pháp ghép cặp và ưu điểm của nó

Biện pháp ghép cặp

     Không giống như các phương pháp chọn ngẫu nhiên và thu hẹp phạm vi nghiên cứu thường dùng để không chế nhiễu trong giai đoạn thiết kế nghiên cứu, ghép cặp được cân nhắc đến cả khi thiết kế và phân tích nghiên cứu. Trong nghiên cứu ghép cặp, các yếu tố nhiễu được đưa vào nghiên cứu, nhưng các đối tượng nghiên cứu được chọn sao cho các yếu tố nhiễu được phân bố đều trong các nhóm nghiên cứu.

     Ví dụ trong nghiên cứu bệnh chứng về rèn luyện thể lực và nhồi máu cơ tim, trong đó tuổi, giới và hút thuốc lá là các yếu tố nhiễu tiềm ẩn, mỗi trường hợp bệnh được ghép cặp với một trường hợp đốỉ chứng cùng tuổi, giối và mức độ hút thuốc lá. Ví dụ, một bệnh nhân nhồi máu cơ tim nữ 65 tuổi hiện đang hút thuốc lá nặng được ghép cặp với một phụ nữ cùng tuổi hút thuốc lá nặng nhưng chưa bao giờ bị nhồi máu cơ tim. Bằng cách này, ghép cặp làm cho các yếu tố nhiễu tiềm ẩn được phân bố đều như nhau ở cả hai nhóm nghiên cứu. Các biện pháp ghép cặp và tính toán kết quả nghiên cứu từ kỹ thuật ghép cặp này được, trình bày ở một bài riêng, ở đây chỉ nêu một số ưu điểm và hạn chế của nó.

Biện pháp ghép cặp

Ưu điểm:   

     Ghép cặp, như đã nêu ở trên là một kỹ thuật không chế nhiễu rất hiệu quả, đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều năm qua. Đối với một số biến số, nếu không sử dụng ghép cặp trong thiết kế nghiên cứu sẽ không có đủ số cá thể ở các nhóm nghiên cứu giống nhau về các yếu tố nhiễu để khống chế nó trong giai đoạn phân tích. Nói cách khác, ghép cặp là cần thiết đối với bất kỳ yếu tố nhiễu nào mà chúng không đủ chung nhau giữa các nhóm.

     Những biến phức tạp như hàng xóm, anh em ruột có nhiều yếu tố khác nhau về môi trường hay di truyền là rất khó định lượng và kiểm soát bằng các phương pháp khác. Bằng cách ghép cặp anh em ruột ngưòi ta có thế kiểm soát được nhiều yếu tố có liên quan đến gia đình như di truyền, môi trường, ăn kiêng, tình trạng kinh tế xã hội, sử dụng dịch vụ y tế. Tương tự như vậy, người ta thường ghép cặp những người hàng xóm có cùng phơi nhiễm với môi trường và các yếu tố tầng lớp xã hội, dân tộc. Nếu nhóm chứng được chọn ngẫu nhiên từ quần thể tổng quát và xác định sự kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh trong những người hàng xóm, thì chỉ có một đến hai người hàng xóm tham gia vào nghiên cứu, do đó rất khó phân tích. Mỗi cá thể ở nhóm đôi chứng phải được chọn ghép cặp với những bệnh nhân để bảo đảm các thông tin thu thập được có thể so sánh được với nhau. Ngoài ra, ghép cặp có thể có ích khi số trường hợp bệnh nhỏ. Trong trường hợp này, các đặc trưng cơ bản khác nhau giữa các nhóm nghiên cứu do sự biến thiên ngẫu nhiên và do cỡ mẫu không đủ để tạo ra các nhóm nhỏ có chung yếu tố nhiễu để kiểm soát chúng khi phân tích.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: bệnh truyền nhiễm, triệu chứng sốt rét

Phạm vi phân bố và tác hại của bệnh giun sán

Phân bố bệnh giun sán

     Ở nước ta bệnh giun trầm trọng hơn bệnh sán. Trầm trọng ở mức độ nhiễm cao, diện nhiễm rộng.

     Từ Bắc vào Nam ở cả 4 vùng: đồng bằng, trung du, miền núi, ven biển đều có tỷ lệ bệnh giun đũa, giun móc/mở, giun tóc cao. Đặc biệt là ở vùng có mật độ dân cư lớn như đồng bằng và các địa phương còn có phong tục dùng phân người bón hoa màu. Các bệnh sán dây thường gặp ở miền núi nơi mà nhân dân còn có phong tục ăn các món ăn có thịt lợn, thịt trâu bò chưa nấu chín. Các bệnh sán lá thường tập trung ở các vùng dân cư ven biển, có tập quán ăn cá gỏi và làm cầu tiêu xuống ao. Hiện nay bệnh sán lá gan nhỏ còn có tỷ lệ cao ở một số vùng ở các tỉnh đồng bằng ven biển miền Bắc (Hải Hưng – Nam Định).

phạm vi phân bố của giun sán

Tác hại của bệnh giun sán

     Bệnh giun sán có tác hại tối đa số người một cách thầm lặng và lâu dài cũng giống như các bệnh ký sinh trùng khác. Bệnh giun sán tác hại tối mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là tác hại ở lứa tuổi trẻ em. Ví dụ: Bệnh giun đũa, giun kim đang gây tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em hiện nay. Bệnh giun móc/mở gây ra tình trạng thiếu máu.

     Bệnh giun chỉ tuy đã có giảm tỷ lệ người mắc, tuy nhiên cá biệt một số vùng phía Bắc nhân dân vẫn còn mang bệnh giun chỉ, dẫn đến hiện tượng phù voi, đái ra dưỡng chất. Các bệnh sán tuy là ít người mắc so với bệnh giun, nhưng bệnh sán như sán lá gan, sán lá phổi vẫn còn tồn tại và vẫn có thể dẫn tới tử vong. Bệnh sán lợn cũng có thể gây ra bệnh ấu trùng sán lợn não dẫn tới tử vong, mà những năm gần đây người ta cũng đã thấy bệnh xuất hiện rải rác ở các tỉnh phía Bắc nước ta.

     Do đặc điểm thay đổi miễn dịch của vật chủ (người) ngoài các bệnh giun sán phổ biến, ở nước ta vẫn có thể xuất hiện các bệnh giun sán hiếm gặp. Đối với người thầy thuốc việc chẩn đoán phải rất chú ý tới các loại giun sán hiếm gặp này, đặc biệt với các đối tượng trẻ em hoặc ở các bệnh nhân mắc bệnh suy giảm miễn dịch.

- Bệnh giun Gnathostoma: con trưởng thành ký sinh ở chó, mèo.

- Bệnh giun Anisakis: Con trưởng thành ký sinh ở cá.

- Bệnh giun Angiostrongylus: Chủ yếu ký sinh ở bộ máy hô hấp của các loài

gặm nhấm.

- Bệnh u sán nhái (sparganum) ở mắt.

- Bệnh sán dây chuột (Rallietina formosana) hay gặp ở trẻ em.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ky sinh trung, benh sot ret

Nội dung khoa học của ngành giun sán ký sinh

     Để đáp ứng với yêu cầu của công tác chẩn đoán, điều trị và phòng chống bệnh giun sán. Nội dung khoa học của ngành giun sán ký sinh bao gồm:

Các nghiên cứu về hình thái

    Nội dung trước tiên về hình thái là mô tả, phân loại giun sán. Đây là những bước đầu tiên và rất cơ bản để giúp công việc chẩn đoán bệnh ký sinh trùng, cũng như là điều trị và phòng chống chúng. Các tác giả xưa kia có thể phân loại giun sán bằng các kính lúp có độ phóng đại thấp, sau khi có kính hiển vi thì bảng phân loại đã trở nên tỉ mỉ chi tiết hơn. Nhưng ngày nay có nhiều nghiên cứu đã đi sâu vào siêu cấu trúc, nghĩa là người ta phân loại qua kính hiển vi điện tử và từ đó các tác giả đã bổ sung cho bảng phân loại giun sán một cách tỉ mỉ, chi tiết và đầy đủ hơn trước.

Nội dung khoa học của ngành giun sán

Các nghiên cứu sinh thái

    Từ các nghiên cứu về sinh thái giun sán các tác giả đã hiểu biết về chu kỳ giun sán, nắm được các nguyên nhân, giai đoạn gây bệnh của giun sán với người.

    Các tác giả cũng đã lập lại các chu kỳ giun sán ở phòng thí nghiệm để có thể nắm được chi tiết các quá trình giun sán ký sinh ở người. Từ đó tìm ra các thuốc chống lại giun sán ký sinh.

    Các thuốc diệt giun sán gần đây chủ yếu là phá vỡ các chu kỳ chuyển hóa của giun sán do đó tuy hiệu quả diệt giun sán cao nhưng lại rất ít độc đối với con người.

    Sự cần thiết phải nghiên cứu khu hệ giun sán của từng địa điểm địa lý riêng giúp cho các nhà ký sinh trùng học có bản đồ khu hệ của bệnh ký sinh trùng, từ đó việc phòng chông sẽ trở nên hữu hiệu hơn. Đặc biệt đối với các bệnh giun sán có nhiều vật chủ. Do đó các sự hiểu biết về khu hệ giun sán đã giúp cho các nhà ký sinh trùng đặt ra kế hoạch phòng chống bệnh một cách hiệu quả hơn.

Sự liên quan giữa bệnh giun sán của người và bệnh giun sán của động vật

    Trong đó đáng chú ý là các bệnh giun sán của các động vật nuôi của con người. Ví dụ: chó, mèo, lợn, vịt… là một điều rất được giới y học quan tâm (Joonose). Có đôi khi con người không những lây bệnh giun sán của các gia súc mà còn có thể mắc bệnh giun sán của các động vật hoang dã.

    Trong những trường hợp người mang bệnh giun sán từ các gia súc hay các động vật truyền sang là rất khó chẩn đoán và cũng thường hay có các phản ứng mạnh của cơ thể bệnh nhân: sốt cao, tế bào ái toan tăng vọt…và có thể gây ra các bệnh cảnh lâm sàng ồn ào, người thầy thuốc khó chẩn đoán ra bệnh.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ký sinh trùng, bệnh sốt rét

Khái quát về giun sán

      Giun sán ký sinh là những động vật đa bào, thuộc hậu sinh động vật sống ký sinh. Giun sán ký sinh bao gồm các loại giun sán ký sinh trên động vật và thực vật. Tuy nhiên đối tượng liên quan chủ yếu tới y học là gồm các giun sán ký sinh ở người, các động vật khác liên quan tới người nghĩa là có thể truyền bệnh sang người.

     Ta phân chia ngành giun sán thành hai nhóm sau đây:- Nhóm giun (Nemathelminth)

- Nhóm sán (Plathelminth)

Khái quát về giun sán

Nhóm giun

     Gồm các giun có một lớp vở bao bọc (thường có tên gọi là vở kytin). Trong cơ thể có phần tổ chức liên kết thưa còn gọi là xoang thân.

     Nhóm giun bao gồm hai lớp: Lốp giun tròn (.Nematoda) và lớp giun đầu gai (Acanthocephala).

- Lớp giun tròn: Cơ thể hình ông tròn, kích thước có thể thay đổi từ mm đến hàng chục cm. Lớp này có liên quan nhiều đến y học. Ở Việt Nam có nhiều loại giun ký sinh ở người như: giun đũa, giun tóc…

- Lớp giun đầu gai: Đầu giun có bộ phận bám như gai dứa. Lớp giun đầu gai ít liên quan tới y học, chủ yếu là liên quan tới ngành thú y.

Nhóm sán

     Gồm các sán không có vở bọc, cơ thể không có xoang thân. Nhóm này gồm có hai lớp.

- Lớp sán lá (Trematoda): Cơ thể sán giống hình cái lá, thường ký sinh ở các bộ phận nội tạng của vật chủ (người), ví dụ: sán lá gan, sán lá ruột, sán lá phổi.

- Lớp sán dây (Cestoda): Cơ thể sán thường dẹt có chia nhiều đốt, cả con sán có thể dài đến 10m. Liên quan tới người ta có thể nhắc đến sán Taenia.


Đọc thêm tại:

Những biện pháp giúp đẩy lùi nguy cơ sốt rét

Phát hiện và điều trị triệt để cho những người mang ký sinh trùng sốt rét

     Việc phát hiện, điều trị sớm và hiệu quả là một trong những yếu tố chính quyết định sự thành công của phòng chống sốt rét.

Phòng chống đốt

- Ngủ màn chống muỗi đốt

+ Tại các vùng sốt rét lưu hành: Phải nằm màn tẩm hóa chất xua muỗi, hoặc màn thường.

+ Tại những vùng duy trì các biện pháp phòng chông sốt rét bền vững (là vùng mặc dù có muỗi sốt rét nhưng hiện tại không có sốt rét, hoặc đã hết sốt rét trong vòng 5 năm): vận động nhân dân nằm màn thường xuyên khi đi ngủ để chống muỗi đốt.

- Các biện pháp khác: Mặc quần áo bảo hộ, bôi kem tẩm hóa chất xua muỗi (cho công nhân trồng rừng, trồng cao su)…

biện pháp giúp đẩy lùi nguy cơ sốt rét

Giám sát dịch tế học sốt rét chặt chẽ

- Xây dựng hệ thống giám sát dịch tễ và thực hành giám sát sốt rét tốt, phát hiện và xử lý kịp thời các diễn biến xấu của tình hình sốt rét.

- Nâng cao việc giám sát dịch tễ và phòng chống dịch. Phát triển hệ thống dự báo và phát hiện sớm nguy cơ dịch và dịch sốt rét để có biện pháp can thiệp sớm, có hiệu quả.

- Tăng cường hệ thống thông tin, giám sát và quản lý bệnh, dịch: Hệ thống thông tin và giám sát ngày càng trở nên quan trọng. Nó cung cấp các số liệu về quản lý và dịch tễ học để đánh giá tác động của biện pháp can thiệp và hiệu quả của chương trình phòng chống sốt rét. Hơn nữa, hệ thống thông tin và giám sát còn giúp cho việc phát hiện và ngăn ngừa các vụ dịch sốt rét có thể xảy ra.

Giám sát ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc

     Giám sát kháng thuốc sốt rét và chất lượng thuốc là yếu tố rất quan trọng trong sự thành công của phòng chống sốt rét.

Củng cố và duy trì hoạt dộng của nhân viên y tế thôn bản

     Củng cố nâng cao chất lượng hoạt động phòng chống sốt rét từ y tế cơ sở, củng cố y tế xã, phát triển mạnh y tế thôn bản và nhân viên sức khoẻ cộng đồng, chú trọng vùng sâu, vùng xa.

Phát triển các điểm kính hiển vi đến tận xã

     Phát triển các điểm kính hiển vi đến tận tuyến xã và nâng cao chất lượng hoạt động của các điểm kính hiển nhằm phục vụ tốt cho việc chẩn đoán sớm, điều trị và giám sát dịch tễ sốt rét.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ki sinh trung, triệu chứng bệnh sốt rét

Những yếu tố khiến sốt rét luôn là yếu tố đáng lo ngại

Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc

    Sự đa kháng thuốc của p. falciparum và đặc biệt là việc không điều trị chống tái phát và tiệt căn đã làm gia tăng nguy cơ kháng thuốc sốt rét nói chung, kể cả đối với artemisinin và dẫn chất.

Du canh, du cư / di dân tự do

     Một số vùng đồng bào dân tộc ít người vẫn còn tập quán du canh, du cư đã làm cho công tác phòng chống sốt rét gặp nhiều khó khăn.

      Kinh tế-xã hội các vùng sốt rét lưu hành còn kém phát triển, dân trí thấp

     Những vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh, vùng dân tộc thiểu số thường là những vùng sốt rét lưu hành nặng. Tại những vùng này mọi điều kiện về kinh tế, văn hoá – xã hội cũng như dần trí… còn kém phát triển, càng làm cho công tác phòng chống sốt rét gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả.

yếu tố khiến sốt rét là yếu tố lo ngại

Giao thông vùng sốt rét lưu hành rất khó khăn

     Nói chung, sự phát triển về giao thông ở các vùng sốt rét lưu hành còn kém, đường xá đi lại khó khăn, nên sự can thiệp của y tế cơ sở không được kịp thời cũng như sự chi viện, hỗ trợ của trung ương bị hạn chế.

Di biến động dân số

- Di biến động dân cư quá lớn không kiểm soát được do các hoạt động kinh tế như khai thác vàng, đá quý, trầm hương…

- Giao lưu lớn giữa các vùng không sốt rét với vùng sốt rét lưu hành.

- Việc giao lưu qua lại biên giới giữa các nước trong khu vực có sốt rét nặng cũng ngày càng gia tăng (Việt Nam – Lào – Campuchia – Thái Lan – Trung Quốc…).

Di biến động dân cư đã tạo điều kiện cho dịch sốt rét xảy ra ở những vùng sốt rét lưu hành (vùng kinh tế mối) hoặc xảy ra ở những vùng sốt rét đã giảm nhiều hoặc cũng có thể xảy ra ở các vùng không có sốt rét lưu hành.

Vùng sốt rét lưu hành rộng

     Vùng sốt rét lưu hành ở nước ta hiện nay còn rộng (khoảng 2/3 diện tích với gần 40 triệu người sống trong vùng sốt rét), lại chủ yếu thuộc các vùng rừng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… Trong khi đó màng lưới y tế thôn bản, y tế xã mặc dù cũng đã được phát triển nhưng chưa đủ về số lượng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, hơn nữa trình độ chuyên môn, kỷ thuật lại rất hạn chế.

     Công tác phòng chống sốt rét ở tuyến cơ sở đặc biệt quan trọng và được coi là nhiệm vụ trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, nó góp phần ngăn chặn, hạn chế, khống chế dịch sốt rét và tác hại của nó.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kí sinh trùng, bệnh sốt rét

Phương pháp giúp phòng ngừa và điều trị bệnh sốt rét

Bảo vệ người lành (khối cảm thụ)

     Uống thuốc phòng khi đến vùng sốt rét / đối tượng nguy cơ cao (phải có sự hướng dẫn của chuyên khoa).

- Những người từ vùng không có sốt rét đi vào vùng sốt rét lưu hành nặng trong thời gian ngắn (trong vòng 6 tháng).

- Những người mới đến định cư trong vùng sốt rét và những người từ vùng không có sốt rét đi vào vùng sốt rét lưu hành nặng trong thời gian dài.
Phát triển giao thông

     Phát triển giao thông, kinh tế, xã hội… để nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và thuận tiện cho việc triển khai các biện pháp phòng chống sốt rét.

Phát triển mạng lưới y tế đến tận thôn bản, xóm ấp

     Y tế cơ sở (thôn / bản, xóm / ấp) cần phải là tuyến đầu tiên phát hiện và điều trị ca bệnh nên nhất thiết phải được tăng cường về cơ sở vật chất, bởi dưỡng chuyên môn cho các cán bộ y tế qua kinh nghiệm thực tế của vụ dịch. Bổ sung và hoàn chỉnh các cơ sở chống dịch ở các tuyến. Hướng các cơ sở y dược tư nhân cùng tham gia vào công tác phòng chống dịch của địa phương (phát hiện sớm ca bệnh, điều trị đúng thuốc và đúng phác đồ…), cần khuyến khích sự tham gia của ngành vệ sinh môi trường ở địa phương.

phòng ngừa và điều trị bệnh sốt rét

Huy động sự tham gia của cộng đồng

     Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình trong đó mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn thể cộng đồng đều tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch phòng chống dịch, đảm bảo những hoạt động đó đáp ứng đúng những nhu cầu và ưu tiên của cộng đồng.

     Việc huy động cộng đồng cần được thực hiện thông qua các hội, đoàn thể, tể chức tự nguyện…

     Gắn các chương trình hoạt động với nhà trường, hướng học sinh và phụ huynh vào việc loại trừ hoặc làm giảm chỗ muỗi đẻ ở trường và tại nhà, đồng thời có thói quen nằm màn tránh muỗi đốt…

Phát triển nghiên cứu khoa học (về thuốc điểu trị, vaccin…)

     Cần phải phát triển khoa học kỹ thuật nói chung và thuốc điều trị sốt rét cũng như vaccin phòng sốt rét nói riêng.

     Vaccin phòng sốt rét là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Nếu có vaccin sốt rét tốt sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch chủ động chống lại từng giai đoạn trong chu kỳ phát triển phức tạp của ký sinh trùng sốt rét. Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về vaccin phòng sốt rét đã có những bước tiến nhanh, các nhà khoa học đã nghiên cứu một số loại vaecin như vaccin chống thoa trùng (vaccin giai đoạn tiền hồng cầu), vaccin chống thể vô tính (vaccin chống giai đoạn hồng cầu), vaccin chông thể hữu tính (vaccin giai đoan sinh sản hữu tính) và vaccin đa nguyên tổng hợp.

     Nói chung, cho đến nay chưa có vaccin phòng chống sốt rét được áp dụng trong cộng đồng, mà còn đang ở giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: cac benh truyen nhiem, cách chữa bệnh sốt rét

Phát hiện và điều trị cho các bệnh nhân mang kí sinh trùng sốt rét

Phát hiên bệnh

    Đưa kính hiển vi về tuyến xã để có thể phát hiện được ký sinh trùng sốt rét ngay từ tuyến xã (phát hiện sớm).

-     Phát hiện chủ động (ACD – Active Case Detection): Tùy theo mức độ sốt rét của từng vùng mà có kế hoạch lấy một tỷ lệ %  máu của người dân trong vùng so với tổng số dân của vùng đó để làm xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét, theo từng tháng, từng quý (lây ngẫu nhiên).

-     Phát hiện thụ động (PCD – Passive Case Detection) : Tìm ký sinh trùng sốt rét trên những đôi tượng nghi sốt rét đến khám tại cơ sở y tế.

-     Phát hiện qua khám lâm sàng: Xét nghiệm cho những đôi tượng nghi sốt rét qua thăm khám lâm sàng.

bệnh nhân mang kí sinh trùng sốt rét

Tổ chức xét nghiệm ngay tại xã cho những người có sốt hoặc nghi ngờ bị sốt rét.

Ca nghi ngờ sốt rét (ca sốt rét lâm sàng) là trường hợp không có xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm máu âm tính mà có các đặc điểm sau:

-       Hiện đang sốt (> 37°C) hoặc có sốt trong vòng 3 ngày gần đây.

-       Đã loại trừ các nguyên nhân gây sốt khác.

-       Có tiếp xúc với vùng sốt rét.

-       Điều trị bằng thuốc sốt rét có đáp ứng tốt trong 3 ngày đầu điều trị.

Chẩn đoán bệnh

    Kỹ thuật xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng sốt rét là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh sốt rét nhưng chỉ thực hiện được ở những cơ sở có cán bộ chuyên khoa sốt rét.

    Ca bệnh xác định là sốt rét: Khi người bệnh có ký sinh trùng sốt rét thể vô tính ở trong máu (bệnh nhân có thể có sốt hoặc không sốt).

    Kỹ thuật chẩn đoán nhanh (Dipsticks) dễ làm, thực hiện được ở những cơ sở không có cán bộ chuyên khoa, tạo thuận lợi cho việc giám sát và điều trị sốt rét tại chỗ, có hiệu quả ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là sốt rét ác tính.

Điều trị cho người bệnh

    Phải điểu trị sớm, điều trị đúng phác đồ, điều trị triệt để, phòng tái phát, chống lây lan. (diệt “thể ngủ” và thể giao bào) và chú ý chống ký sinh trùng kháng thuốc.

Quản lý bênh nhân sốt rét

    Những bệnh nhân sốt rét sau khi điều trị có thể hết sốt nhưng cũng có thể vẫn còn ký sinh trùng sốt rét trong máu nên cần được quản lý và theo dõi. Những người đi làm, đến công tác ở vùng sốt rét hoặc người từ vùng sốt rét trở về cũng cần được quản lý theo quy định để tiếp tục điều trị hoặc phát hiện bệnh tái phát kịp thời.



Biện pháp diệt trừ trung gian gây bệnh sốt rét

Phòng chống đốt

-     Tẩm màn với hóa chất xua diệt muỗi: Hiện nay, việc dùng màn tẩm hóa chất (Permethrin) là một biện pháp cơ động, chống muỗi trú ẩn ngoài nhà tương đối có hiệu quả.

-     Hương xua muỗi, bình xịt muỗi…

Diệt muỗi trưởng thành

Biện pháp hóa học

    Biện pháp hóa học làm giảm thời gian sống của muỗi, giảm sự tiếp xúc con người với muỗi và giảm sự truyền bệnh. Các biện pháp hóa học áp dụng trong chương trình phòng chống sốt rét hiện nay ở Việt Nam bao gồm biện pháp tẩm màn và biện pháp phun hóa chất.

Tẩm màn

Một số loại hóa chất thường được sử dụng:

-       Permethrin: 0,08g / m2 - 0,5 g /m2 theo qui định của Tổ chức Y tế thế
giói. Hiện nay, ở Việt Nam thường tẩm với liều lượng 0,1 g / m2 màn.

-       ICON (Lambda – Cyhalothrin):         20 mg /m2 (ICON nguyên chất).

-       8 ml/m2 (ICON 2.5CS).

-       Fendona (Alpha – Cypermethrin): 25 mg/m2 (Fendona nguyên chất).

-       25 ml/m2 (Fendona 10 SC)

Phun hóa chất:

    Phun vào các loại tường, vách tới độ cao 2m. Nếu tường thấp thì phun cả lên mặt trong mái nhà cho đủ 2m. Nếu là nhà sàn thì phun cả gầm sàn. Không phun vào các dụng cụ chứa nước ăn, lương thực, thực phẩm và những nơi nuôi ong, tằm…

    Các hóa chất hiện đang được sử dụng để phun trong chương trình phòng chống sốt rét ở Việt Nam là:

-     ICON: Có tác dụng diệt muỗi mạnh, làm giảm mạnh mật độ muỗi đậu trong nhà và bay vào nhà tìm người hút máu. Ngoài ra, ICON còn diệt được cả các loại côn trùng độc hại khác như gián, rệp, bọ chét, chấy rận…

Liều phun: 30 mg nguyên chất / m2 (tồn lưu được 3 – 6 tháng).

-     Fendona: Có tác dụng làm giảm mật độ muỗi trú ẩn trong nhà ban ngày và vào nhà tìm người hút máu. Ngoài ra, Fendona còn diệt dược các loại côn trùng khác như gián, rệp, ruởi…

Biện pháp diệt trừ trung gian gây bệnh sốt rét

Liều phun: 30 mg nguyên chất / m2 (tồn lưu được 4 – 6 tháng).

    Hiện nay, ICON và Fendona là những hóa chất thuộc thế hệ thứ III của nhóm hóa chất pyrethroid đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin…

Khi sử dụng hóa chất để phòng chống vector cân chú ý:

-     Hoá chất diệt côn trùng phải an toàn cho người và vật nuôi.

-     Đảm bảo đúng kỹ thuật phun, tẩm (đúng, đủ, đều, khắp).

-     Phòng chông độc cho người và chống ô nhiễm môi trường. .

-     Thận trọng trong việc bảo quản hoá chất.

Hương xua muỗi và binh xịt muỗi.

    Cần phối hợp phòng chống vector truyền bệnh sốt rét với phòng chống muỗi truyền các bệnh khác cũng như các loại muỗi không truyền bệnh và các loại côn trùng gây hại khác, như vậy sẽ huy động được nhiều hơn sự tham gia của cộng đồng.

Biện pháp sinh học

-     Diệt sinh bằng phương pháp di truyền: vô sinh con đực, gây đột biến nhiễm sắc thể tạo thế hệ vô sinh hoặc không có khả năng truyền bệnh…

-     Sử dụng các sinh vật ăn mối để diệt bọ gậy: thả cá ăn bọ gậy…

Biện pháp cải tạo môi trường

    Biện pháp cải tạo môi trường nhằm làm giảm nơi đẻ của muỗi, do đó làm giảm mật độ muỗi. Các biện pháp cải tạo môi trường bao gồm:

-     Phát quang bụi rậm quanh nhà.

-     Khơi thông cống rãnh, khơi thông dòng chảy, hạn chế nơi trú ẩn và sinh sản của muỗi.

-     Lấp ao tù nước đọng.

-     Hun khói…

-     Giải quyết vấn đề môi trường



Từ khóa tìm kiếm nhiều: các bệnh truyền nhiễm, trieu chung benh sot ret

Nâng cao nhận thức người dân về việc phòng chống bệnh sốt rét

Phát triển kinh tế nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn

    Bệnh/ dịch sốt rét chịu ảnh hưởng lớn của sự phát triển kinh tế, xã hội và dân trí. Đó là những yếu tố chủ quan rất quan trọng trong phòng chống dịch/ bệnh sốt rét ở nước ta. Những cộng đồng dân tộc ít người, những vùng sâu, vùng xa là những vùng luôn luôn bị dịch/ bệnh sốt rét đe dọa bởi những vùng đó các yếu tố kinh tế, xã hội, giáo dục… chưa được phát triển, đặc biệt là y tế còn thiếu và còn yếu nên chưa đủ khả năng phát hiện dịch/ bệnh sớm và tự dập tắt được dịch.

Phát triển giáo dục, nâng cao dân trí

    Phát triển giáo dục, nâng cao dân trí để mọi người dân thấy rõ bệnh sốt rét là do muỗi truyền và có thể phòng được, để họ tự tìm các biện pháp phòng bệnh thích hợp và có kết quả.

Truyền thông – giáo dục sức khỏe

     Truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng về phòng chống sốt rét. Đây là quá trình lâu dài để đạt đến sự thay đổi về hành vi con người và vì vậy cần được tiến hành thường xuyên, liên tục.

phòng chống bệnh sốt rét

     Vận động nhân dân tham gia phòng chống sốt rét, tập trung vào các vùng trọng điểm, các đối tượng nguy cơ cao (cộng đồng đồng bào dân tộc thiếu số, vùng sâu, vùng xa, người đi rừng, ngủ rẫy…). Truyền thông giáo dục sức khỏe với những nội dung thiết thực, hình thức phù hợp với các đối tượng khác nhau.

    Truyền thông giáo dục sức khỏe cần được tiến hành qua nhiều kênh tuyên truyền như tuyên truyền cá nhân, hoạt động giáo dục nhóm, coi trọng biện pháp truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, đồng thời sử dụng các kênh truyền thông khác như hệ thống thông tin đại chúng, trường học… Phối hợp với các tổ chức phụ nữ, đoàn thanh niên và các tổ chức khác để vận động giúp dân làm công tác phòng chống sốt rét. Để đạt được sự tham gia của cộng đồng thì việc truyền thông giáo dục sức khoẻ là rất quan trọng.

     Cộng đồng không nên chỉ được cung cấp kiến thức và những kỹ năng phòng chống sốt rét mà còn phải đảm bảo nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe phải nâng cao được khả năng của cộng đồng để họ có thể tự lựa chọn hình thức, khả năng bảo vệ sức khỏe phù hợp và hiệu quả.

-     Đối với cá nhân: khuyến khích hộ gia đình thực hiện thường xuyên các hoạt động phòng chống sốt rét gồm các hoạt động làm giảm nguồn sinh sản của muỗi và hoạt động bảo vệ cá nhân phù hợp.

-     Đối với cộng đồng: tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường nhiều lần trong năm, hạn chế nơi đẻ của muỗi truyền bệnh ở các khu vực công cộng và tư nhân. 


Đọc thêm tại: