Hạn chế của việc ghép cặp

Những hạn chế của kỹ thuật ghép cặp là:

- Ghép cặp là kỹ thuật khó, tốn kém về kinh phí và thời gian.

- Rất khó chọn ra được những cặp ghép chặt chẽ theo đúng và đủ tiêu chuẩn về từng biến số nhiễu. Do đó, về nguyên lý nó được sử dụng trong nghiên cứu phân tích, nhưng nó ít được áp dụng trong nghiên cứu thuần tập trên phạm vi lớn. Trong nghiên cứu đó, để đạt được tính giá thành hiệu quả là phải chấp nhận sự đa dạng của các cá thể nghiên cứu và sử dụng các phương pháp khống chế nhiễu khác như phân tầng hay phân tích đa biến. Do đó, ghép cặp thường được sử dụng trong các nghiên cứu bệnh chứng với cỡ mẫu nhỏ. Ngay cả trong trường hợp đó, cần phải cân nhắc đến giá thành thu thập các thông tin về các yếu tố nhiễu tiềm ẩn và lựa chọn các cá thể ở nhóm đối chứng để ghép cặp.

Hạn chế của việc ghép cặp

- Ghép cặp khó đạt được cỡ mẫu cần thiết vì sẽ phải bao gồm nhiều khả năng kết hợp. Thí dụ trong một nghiên cứu chỉ có ba yếu tố phải ghép cặp như giới (2 nhóm), tuổi (5 nhóm) và chủng tộc (3 nhóm) thì sẽ phải có tới 30 (2x5x3) khả năng kết hợp phải được xem xét trong việc tìm ra một cá thể đối chứng thích hợp. Khi đủ số người nghiên cứu ở nhóm bệnh thì ghép cặp theo tỷ lệ 1/1 là một thiết kế có ý nghĩa thống kê nhất. Khi số người ở nhóm bệnh ít, lực thống kê có thể tăng lên bằng cách ghép nhiều cá thể đối chứng cho một cá thể bị bệnh, nhưng không nên quá tỷ lệ 4/1.

- Ghép cặp không có khả năng đánh giá được hậu quả của một yếu tố được ghép cặp.


Đọc thêm tại:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét