Phạm vi phân bố và tác hại của bệnh giun sán

Phân bố bệnh giun sán

     Ở nước ta bệnh giun trầm trọng hơn bệnh sán. Trầm trọng ở mức độ nhiễm cao, diện nhiễm rộng.

     Từ Bắc vào Nam ở cả 4 vùng: đồng bằng, trung du, miền núi, ven biển đều có tỷ lệ bệnh giun đũa, giun móc/mở, giun tóc cao. Đặc biệt là ở vùng có mật độ dân cư lớn như đồng bằng và các địa phương còn có phong tục dùng phân người bón hoa màu. Các bệnh sán dây thường gặp ở miền núi nơi mà nhân dân còn có phong tục ăn các món ăn có thịt lợn, thịt trâu bò chưa nấu chín. Các bệnh sán lá thường tập trung ở các vùng dân cư ven biển, có tập quán ăn cá gỏi và làm cầu tiêu xuống ao. Hiện nay bệnh sán lá gan nhỏ còn có tỷ lệ cao ở một số vùng ở các tỉnh đồng bằng ven biển miền Bắc (Hải Hưng – Nam Định).

phạm vi phân bố của giun sán

Tác hại của bệnh giun sán

     Bệnh giun sán có tác hại tối đa số người một cách thầm lặng và lâu dài cũng giống như các bệnh ký sinh trùng khác. Bệnh giun sán tác hại tối mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là tác hại ở lứa tuổi trẻ em. Ví dụ: Bệnh giun đũa, giun kim đang gây tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em hiện nay. Bệnh giun móc/mở gây ra tình trạng thiếu máu.

     Bệnh giun chỉ tuy đã có giảm tỷ lệ người mắc, tuy nhiên cá biệt một số vùng phía Bắc nhân dân vẫn còn mang bệnh giun chỉ, dẫn đến hiện tượng phù voi, đái ra dưỡng chất. Các bệnh sán tuy là ít người mắc so với bệnh giun, nhưng bệnh sán như sán lá gan, sán lá phổi vẫn còn tồn tại và vẫn có thể dẫn tới tử vong. Bệnh sán lợn cũng có thể gây ra bệnh ấu trùng sán lợn não dẫn tới tử vong, mà những năm gần đây người ta cũng đã thấy bệnh xuất hiện rải rác ở các tỉnh phía Bắc nước ta.

     Do đặc điểm thay đổi miễn dịch của vật chủ (người) ngoài các bệnh giun sán phổ biến, ở nước ta vẫn có thể xuất hiện các bệnh giun sán hiếm gặp. Đối với người thầy thuốc việc chẩn đoán phải rất chú ý tới các loại giun sán hiếm gặp này, đặc biệt với các đối tượng trẻ em hoặc ở các bệnh nhân mắc bệnh suy giảm miễn dịch.

- Bệnh giun Gnathostoma: con trưởng thành ký sinh ở chó, mèo.

- Bệnh giun Anisakis: Con trưởng thành ký sinh ở cá.

- Bệnh giun Angiostrongylus: Chủ yếu ký sinh ở bộ máy hô hấp của các loài

gặm nhấm.

- Bệnh u sán nhái (sparganum) ở mắt.

- Bệnh sán dây chuột (Rallietina formosana) hay gặp ở trẻ em.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ky sinh trung, benh sot ret

0 nhận xét:

Đăng nhận xét