Các đặc điểm về kinh tế – xã hội đối với dịch tễ học sốt rét

Dân số:

    Có bùng nổ dân số, mật độ dân số: 200 người/km2. Miền núi: 25 – 35 người/km2. Dân số năm 2000: trên 74 triệu, có 54 sắc tộc. Người kinh: đa số. Người Tày: gần 1 triệu; gốc Hoa trên dưới 1 triệu. Thái 80 vạn; Nùng: 1/2 triệu; H’Mông: 40 vạn; Gốc Khmer: 40 vạn; Dào: 35 vạn; Gia rai: 20 vạn; Rha dè: 14 vạn; Chàm: 7 vạn… cả nước có trên 10 triệu đồng bào thiểu số, trong đó vẫn còn nhiều đồng bào du canh, du cư.

    Có một số dân tộc rất ít người, bị sốt rét và bệnh tật nặng, có nguy cơ bị diệt chủng nếu không có biện pháp cương quyết và hữu hiệu : người Xi creo ở Hương Hóa Quảng Trị (1.020 người, 50% bị SR và bướu cổ), người Đắc Lắc (còn gọi là dân tộc lá vàng) ở Khe Khăng, Con Cuông, Nghệ An (407 hộ, 11 bản), người Ler Măm, Brâu ở Sa Thầy, Ngọc Hởi Kon Tum (dưới 250 khẩu).

dịch tễ học sốt rét

Rừng và ruộng:

    Đặc điểm kinh tế xã hội có tính quyết định trong phòng chống sốt rét, điều này đã được chứng minh nhất là sau những năm 80 khi chiến lược thanh toán sốt rét toàn cầu không thở thành công được ở các nước kinh tế xã hội kém phát triển.

- Những hoạt động kinh tế của cộng đồng hoặc có thể làm tăng nguy cơ sốt rét, như: đi xây dựng kinh tế mới miền rừng núi; du canh; du cư; lấn biển; đi đào đủ quý, đào vởng, khai thác kim loại quý; công trường làm thủy lợi, thủy điện, công trường làm dường dây điện – làm đường qua vùng rừng núi… hoặc có thế làm giảm nguy cơ mắc sốt rét, như: mở mang kinh tế miền núi, định canh, định cư, cấu trúc lại khu dân cư, phát triển hệ thống đường giao thông…

- Về mặt xã hội, các yếu tố như nghề nghiệp, mức sống, trình độ văn hóa, dân tri, phong tục tập quán, tín ngưỡng, chính trị, mức ổn định xã hội, giao thông hưu diện, màng lưới y tế đều ảnh hưởng đến sốt rét và công tác phòng chống sốt rét.

    Sốt rét và xã hội có ảnh hưởng qua lại rất hữu cơ với nhau.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kí sinh trùng, bệnh sốt rét

0 nhận xét:

Đăng nhận xét