Biện pháp ghép cặp và ưu điểm của nó

Biện pháp ghép cặp

     Không giống như các phương pháp chọn ngẫu nhiên và thu hẹp phạm vi nghiên cứu thường dùng để không chế nhiễu trong giai đoạn thiết kế nghiên cứu, ghép cặp được cân nhắc đến cả khi thiết kế và phân tích nghiên cứu. Trong nghiên cứu ghép cặp, các yếu tố nhiễu được đưa vào nghiên cứu, nhưng các đối tượng nghiên cứu được chọn sao cho các yếu tố nhiễu được phân bố đều trong các nhóm nghiên cứu.

     Ví dụ trong nghiên cứu bệnh chứng về rèn luyện thể lực và nhồi máu cơ tim, trong đó tuổi, giới và hút thuốc lá là các yếu tố nhiễu tiềm ẩn, mỗi trường hợp bệnh được ghép cặp với một trường hợp đốỉ chứng cùng tuổi, giối và mức độ hút thuốc lá. Ví dụ, một bệnh nhân nhồi máu cơ tim nữ 65 tuổi hiện đang hút thuốc lá nặng được ghép cặp với một phụ nữ cùng tuổi hút thuốc lá nặng nhưng chưa bao giờ bị nhồi máu cơ tim. Bằng cách này, ghép cặp làm cho các yếu tố nhiễu tiềm ẩn được phân bố đều như nhau ở cả hai nhóm nghiên cứu. Các biện pháp ghép cặp và tính toán kết quả nghiên cứu từ kỹ thuật ghép cặp này được, trình bày ở một bài riêng, ở đây chỉ nêu một số ưu điểm và hạn chế của nó.

Biện pháp ghép cặp

Ưu điểm:   

     Ghép cặp, như đã nêu ở trên là một kỹ thuật không chế nhiễu rất hiệu quả, đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều năm qua. Đối với một số biến số, nếu không sử dụng ghép cặp trong thiết kế nghiên cứu sẽ không có đủ số cá thể ở các nhóm nghiên cứu giống nhau về các yếu tố nhiễu để khống chế nó trong giai đoạn phân tích. Nói cách khác, ghép cặp là cần thiết đối với bất kỳ yếu tố nhiễu nào mà chúng không đủ chung nhau giữa các nhóm.

     Những biến phức tạp như hàng xóm, anh em ruột có nhiều yếu tố khác nhau về môi trường hay di truyền là rất khó định lượng và kiểm soát bằng các phương pháp khác. Bằng cách ghép cặp anh em ruột ngưòi ta có thế kiểm soát được nhiều yếu tố có liên quan đến gia đình như di truyền, môi trường, ăn kiêng, tình trạng kinh tế xã hội, sử dụng dịch vụ y tế. Tương tự như vậy, người ta thường ghép cặp những người hàng xóm có cùng phơi nhiễm với môi trường và các yếu tố tầng lớp xã hội, dân tộc. Nếu nhóm chứng được chọn ngẫu nhiên từ quần thể tổng quát và xác định sự kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh trong những người hàng xóm, thì chỉ có một đến hai người hàng xóm tham gia vào nghiên cứu, do đó rất khó phân tích. Mỗi cá thể ở nhóm đôi chứng phải được chọn ghép cặp với những bệnh nhân để bảo đảm các thông tin thu thập được có thể so sánh được với nhau. Ngoài ra, ghép cặp có thể có ích khi số trường hợp bệnh nhỏ. Trong trường hợp này, các đặc trưng cơ bản khác nhau giữa các nhóm nghiên cứu do sự biến thiên ngẫu nhiên và do cỡ mẫu không đủ để tạo ra các nhóm nhỏ có chung yếu tố nhiễu để kiểm soát chúng khi phân tích.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: bệnh truyền nhiễm, triệu chứng sốt rét

0 nhận xét:

Đăng nhận xét