Vai trò của muỗi trong việc truyền bệnh sốt rét

Nguồn gốc của hiện tượng mang ký sinh trùng lạnh:

-      Bệnh nhân sốt rét được điều trị không đúng phác đở, hết sót nhưng không hết ký sinh trùng.

-      Bệnh nhân tái phát không sốt nhưng vẫn có giao bào trong máu ngoại vi (do đã có miễn dịch).

-      Những người trong vùng sốt rét lưu hành nặng, ổn định, có miễn dịch sốt rét nên không sốt nhưng vẫn mang thể giao bào của ký sinh trùng sốt rét trong máu ngoại vi. Tỷ lệ giữa bệnh nhân sốt rét và người mang ký sinh trùng sốt rét lạnh tuỳ thuộc vào:

+ Tình huống dịch tễ. Trong nhiều vùng sốt rét lưu hành nặng, số người mang ký sinh trùng lạnh có thể chiếm tối vài chục phần trăm dân số. Trong các vụ dịch sốt rét số bệnh nhân sốt rét nhiều hơn số người mang ký sinh trùng sốt rét lạnh.

+ Công tác phát hiện, điều trị sốt rét.

Vai trò dịch tễ học của người mang ký sinh trùng lạnh là ở chỗ thường họ không được phát hiện, họ vẫn lao động – làm việc, đi lại bình thường, do đó có thể làm lây truyền sốt rét khi có điều kiện thậm chí họ có thể là khởi điểm một số vụ dịch sốt rét.

việc truyền bệnh sốt rét

MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT RÉT

     Vai trò truyền bệnh sốt rét của muỗi Anopheles đã được xác minh từ cuối thế kỷ 19. Trong suốt thế kỷ 20, muỗi Anopheles luôn là đối tượng nghiên cứu của các nhà côn trùng học sốt rét. Nhiều nghiên cứu về muỗi truyền bệnh sốt rét đa được tiến hành, như nghiên cứu phát hiện khu hệ muỗi và đưa ra được các bảng phân loại – khoá định loại muỗi Ariopheles cho từng nước, từng khu vực, toàn thế giới; đã xác minh được thành phần loài, những Anopholes đóng vai trò chính và vai trò phụ trong truyền bệnh sốt rét.

- Anopheles thuộc họ CuUcidae, phân họ Anophelinae. Trên thế giới có chừng 100 loại Anophcles, nhưng chỉ có trên dưới 60 loài truyền bệnh sốt rét.

    Theo các tài liệu mới nhất của Phòng Côn trùng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương ở Việt Nam có gần 60 loài Anopheles(Thái Lan 53, Ấn Độ 53, Trung Quốc <17…).

    Các vector chính: An minitnus, An dirus, An sundaicus; truyền sốt rét ở các vùng rừng núi; vector phụ: An subpictus, An. jeyporiensis, An. vagus, An. indeflnitus. Vector truyền sốt rét ở vùng ven biển miền Bắc An subpictus, vector truyền sốt rét ở vùng ven biển miền Trung An. sundaicus. Vector nghi ngờ: An. baezai, An. leMeri, An. interupt.

- Đặc điểm các vector chính truyền sốt rét ở Việt Nam:

+ Diện muỗi đẻ rất lớn, nhiều loại khó diệt bọ gậy hoặc diệt rất tốn kém.

+ Muỗi trưởng thành chính ở rừng núi: An. dirus, An. minimusvà ven biển An. sundaìcuscó bộ phận lớn trú ngoài nhà, nên phun tường nhà ít hiệu quả mà tốn kém.

+ Tính đốt máu người rất cao (ưa đốt người).


Đọc thêm tại:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét