Trong sốt rét ác tính, người ta thấy trên mặt hồng cầu bị nhiễm ký sinh trùng xuất hiện những núm lồi / nụ trồi / “knob” là những phân tử bám dính do ký sinh trùng tạo ra tương ứng với các phân tử có trên bề mặt tế bào nội mô thành mạch làm cho hồng cầu kết dính với nhau và dính vào nội mạch.
Do thiếu máu, thiếu dinh dưỡng, thiếu oxy của tổ chức và tế bào …
Ký sinh trùng sốt rét trong quá trình sinh sản và phát triển cần rất nhiều chất như đạm, đường, mỡ, muối khoáng, vitamin… mà những chất này cũng rất cần thiết để duy trì sự sống cho cơ thể vật chủ. Quá trình hô hấp của ký sinh trùng sử dụng rất nhiều glucose và oxy… gây nên sự tranh chấp giữa ký sinh trùng và vật chủ về những chất đó. Trong trường hợp ký sinh trùng phát triển nhiều, thời gian tồn tại trong cơ thể lâu, ký sinh trùng sẽ chiếm nhiều những chất đó, làm cho cơ thể vật chủ thiếu hụt những chất cơ bản của sự sống, cơ thể sẽ bị suy yếu, suy sụp dần dần, do đó bệnh diễn biến cũng sẽ nặng thêm. Ngoài ra, sau mỗi cơn sốt, hồng cầu bị phá võ hàng loạt, nếu bị sốt rét kéo dài thì sẽ bị thiếu máu nặng trường diễn. Trên cơ thể bị suy nhược, thiếu máu, bệnh diễn biến cũng sẽ càng nặng hơn.
Tình trạng viêm tắc mạch máu nhỏ ở một số cơ quan nội tạng và thiếu oxy ở tổ chức tế bào… cũng gây ra nhiều rối loạn bệnh lý trong sốt rét
THAY ĐỔI CỦA CƠ THỂ TRONG BỆNH SỐT RÉT
Thay đổi về máu
Thiếu máu là một triệu chứng bao giờ cũng có trong bệnh sốt rét, tuy nhiên mức độ có khác nhau. Do sốt rét, hồng cầu bị vỡ hàng loạt, trung tâm sinh huyết bị ức chế nên số lượng hồng cầu giảm, nhiều khi chỉ còn khoảng 3.000.000 mm3, huyết sắc tố cũng giảm xuống còn 60 – 65%. Bạch cầu giảm, chỉ còn 3.000 – 4.000 / mm3, trong đó bạch cầu đa nhân trung tính giảm.
Bên cạnh sự giảm hồng cầu do bị vỡ hàng loạt còn có cả cơ chế miễn dịch. Trên bề mặt của hồng cầu có ký sính trùng sốt rét xuất hiện những chất gày hoạt hóa bổ thể và làm cho những hồng cầu này bị dung giải.
Trong các thể sốt rét nặng có biến chứng / sốt rét ác tính, số lượng hồng cầu giảm nặng, tỷ lệ huyết sắc tố cũng giảm nặng, nhất là trong thể đái huyết sắc tố. Tuy nhiên, bạch cầu có thể tăng, bạch cầu đơn nhân lớn cũng tăng. Máu còn có một số thay đổi hóa sinh như: glucose tăng, protein giảm, albumin giảm,..
0 nhận xét:
Đăng nhận xét