Trước đây trong ngành Ký sinh trùng nói chung và trong phân môn sốt rét: nói riêng thường chỉ áp dụng khoa học dịch tễ truyền thống (cổ điển), ngày nay khoa học dịch tễ học rất phát triển và phương pháp dịch tễ học xâm nhập vào rất nhiều lĩnh vực. Vì vậy nghiên cứu về dịch tễ học sốt rét không thể nằm ngoài khoa học dịch tễ nói chung. Nội dung của dịch tễ học như dịch tễ học mở tả, dịch tễ học bệnh, dịch tễ học can thiệp… cùng các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học đều được áp dụng trong nghiên cứu dịch tễ học sốt rét. Trong tài liệu này chủ yếu chúng tôi đề cập tói dịch tễ học mô tả đặc điểm sốt rét ở Việt Nam.
Cần phân biệt dịch tễ học bệnh sốt rét và dịch tễ học sốt rét nói chung. Trong phạm vi bài này chủ yếu đề cập đến dịch tễ học sốt rét. Trong dịch tễ học sốt rét chúng ta lưu tâm đến các yếu tố nguy cơ đến bệnh và dịch sốt rét, trong đó có những yếu tố quyết định có những yếu tố ảnh hưởng.
ĐẠI CƯƠNG VỀ DỊCH TỄ HỌC SỐT RÉT
Định nghĩa
Dịch tễ học bệnh sốt rét là một khoa học nghiên cứu về quá trình lây truyền và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lây truyền đó trong thiên nhiên và xã hội, sự phân bô của bệnh sốt rét trong không gian và thời gian và những yếu tô nguy cơ tác động đến sự phân bô” đó. Từ đó, dịch tễ học nghiên cứu cách tác động đến bệnh sốt rét, tức là các biện pháp phòng chông sốt rét.
Dịch tễ học sốt rét là một khoa học tổng hợp, lít cơ sở cho việc tìm hiểu bệnh sốt rét và phòng chống sốt rét.
Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học sốt rét
Dịch tễ học sốt rét dùng các phường pháp khoa học sau dây:
- Phương pháp mô tả,
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp điểu tra dịch tễ : diều tra ngang, (liều tra dọc…
- Phương pháp thực nghiệm: trên thực địa.
- Phương pháp dịch tễ học can thiệp: trong bệnh viện và trong cộng đồng.
- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu (dùng thống kê sinh học thích hợp trong dich tễ học).
ĐẶC ĐIỂN ĐỊA HÌNH TRONG DỊCH TỄ HỌC SỐT RÉT
- Địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến bệnh sốt rét, đã dược xem là các yếu tố nguy cơ trong dịch tễ học sốt rét và là đối tượng nghiên cứu của dịch tễ học sốt rét.
Địa hình của Việt Nam được: phân bố như sau:
- Vị trí: Phần phía đông của bán đảo Đông Dương, từ vĩ tuyến 8°30 Bắc đến vĩ tuyến 23°22 Bắc, từ kinh tuyến 102,10 dến 1170 kinh đông, thuộc khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đói.
- Diện tích: 329.000 km2.
- Bờ biến: 3.200 km.
- Biên giới đất bển với Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Những vùng biên giới đa số là vùng rừng núi, vùng dân tộc ít người, kinh tế khó khăn, sốt rét còn nặng.
- Có một số cao nguyên: Mộc Châu phía Bắc, Tây Nguyên phía Nam.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét