Khả năng sống và tồn tại của các ký sinh trùng rất khác nhau: ở trong máu có citrat, sau khi làm đông rất nhanh và giữ ở -70° C những thể vô tính của Plasmodium của người có khả năng tồn tại và gây nhiễm sau một thời gian bảo quản lâu dài:
- p. falciparum: 404 ngày
- p. vivax: 354 ngày
- p. ovale: 234 ngày
- p. malariae: 60 ngày
Thể vô tính của Plasmodium ở các loài chim có khả năng tồn tại ở 50°C trong vòng 8 phút và có khả năng tồn tại ở trong dung dịch muối đẳng trương khi hồng cầu bị ký sinh lấy ra khỏi huyết thanh và cho thêm những chất bổ trợ khác.
Hô hấp của ký sinh trùng
Ký sinh trùng sốt rét hô hấp chủ yếu bằng việc sử dụng glucose và oxyhemoglobin. Những hồng cầu bị ký sinh tiêu thụ oxy nhiều hơn hồng cầu bình thường. Qua nghiên cứu p. knowlesi ở khỉ cũng thấy sự tiêu thụ oxy ở hồng cầu bị ký sinh gấp 70 lần bình thường, số lượng ký sinh trùng càng nhiều thì sự tiêu thụ oxy càng lớn. Điều này đã được chứng minh cả trên sinh vật. Ký sinh trùng dùng men hô hấp tương tự như tế bào động vật. Glucose làm tăng lương oxy dược sử dụng. Việc tiêu thụ oxy xảy ra ở những vị trí có nhiều glucose, loctat, glycerol và acid amin (Mokee và cộng sự, 1946); ngay cả trường hợp không có glucose, oxy vẫn được sử dụng, tuy mức độ ít hơn.
Sự sử dụng oxy của ký sinh trùng bị ức chế bởi cyanit, carbon monocyt, áp lực oxy cao (Mokee, 1946) và bằng những thuốc chống sốt rét. Oxy được sử dụng nhờ tác dụng của men hô hấp của cơ thể là cytochrom oxydase.
CHU KỲ CỦA CÁC LOẠI PLASMODIUM KÝ SINH Ở NGƯỜI
Bốn loại p. falciparum, p. vivax, p. malariae và p. ovale tuy có khác nhau về hình thái học và một số yếu tố khác, nhưng nói chung chu kỳ diễn biến của các loại Plasmodium này ở người và muỗi truyền bệnh tương tự giống nhau. Có hai giai đoạn:
- Giai đoạn sinh sản và phát triển vô tính trong cơ thể người.
- Giai đoạn sinh sản hữu tính ở muỗi Anopheles truyền bệnh.
Giai đoạn sinh sản vô giới trong cơ thể người
Thời kỳ phát triển trong gan (thời kỳ tiền hồng cầu)
Muỗi Anopheles có thoa trùng đốt người, thoa trùng từ tuyến nước bọt muỗi vào máu ngoại biên của người. Thoa trùng chủ động tìm đường xâm nhập vào gan. Thoa trùng không tồn tại lâu ở trong máu, vì máu không phải là môi trường thích hợp cho thoa trùng tồn tại và phát triển. Thời gian thoa trùng tồn tại ở trong máu chỉ trong vòng từ nửa giờ tới một giờ hoặc ít hơn.
Đọc thêm tại:
- http://blogysinhhoc.blogspot.com/
- http://blogysinhhoc.blogspot.com/2015/04/gioi-thieu-khai-quat-ve-benh-sot-ret.html
- http://blogysinhhoc.blogspot.com/2015/06/nhung-qua-trinh-chuyen-hoa-cua-ki-sinh.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét