Tác hại đối với sự phát triển của các dân tộc thiểu số

       Những vùng xa xôi hẻo lánh, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là những vùng dễ có khả nâng xảy ra dịch sốt rét do có mật độ muỗi Anopheles truyền bệnh cao, dân trí lại thấp nên công tác phòng chống sốt rét tại những vùng này gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa màng lưới y tế, phương tiện giao thông… ở những vùng này còn kém phát triển, đó cũng là những nguyên nhân làm ảnh hưởng lớn đến việc phòng chống sốt rét. Chính vì vậy dịch sốt rét thường xảy ra ở những vùng này và gây ra những thiệt hại không ít cho con người và cho những hoạt động kinh tế, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của các vùng dân tộc này.

    Nói chung, sốt rét cho đến nay vẫn là một hiểm họa đối với con người. Hiện nay. tình hình sốt rót trên thế giới cũng như ở Việt Nam còn nghiêm trọng. Chương trình quốc gia phòng chống sốt rét ở Việt Nam ước tính nước ta có khoáng gần 40 triệu người sống trong vùng sốt rét lưu hành, trong đó có 15 triệu người sống trong vùng sốt rét lưu hành nặng. Đặc biệt, tỷ lệ người mang ký sinh trùng lạnh còn cao (35.7 – 67,7%). Họ là những đối tượng cung cấp nguồn bệnh quan trọng và làm cho sốt rét lan truyền rất rộng, do số lượng lớn, khả năng di chuyển cao lại không được phát hiện và điều trị.

Tác hại của sốt rét đến sức khỏe

    Dịch sốt. rét lại có khá nàng phát triển nhanh, với tính chất bùng nổ của nó, trong một thời gian tương đối ngắn, dịch sốt rét có thể lan ra nhiều thôn, nhiều xã thậm chí đến quy mở huyện hoặc hơn, với nhiều thể sốt rét ác tính, gây tử vong. Tỷ lệ mắc sốt rét trong nhốn dàn có thể đến 30 – 40%, có nơi 50 – 60%. Ở nước ta hiện nay, tuy số vụ dịch sốt rét đã giảm, nhưng nguy cơ phát dịch vẫn còn cao do đặc điểm địa hình và đặc điểm về thời tiết, khí hậu rất thuận lợi cho sự phát triển của ký sinh trùng sốt rét cùng như muỗi truyền bệnh.

   Trước tình hình sốt rét với những ảnh hưởng nghiêm trọng của nó tới sức khỏe con người, ngay từ cuối những năm 1950, nước ta đã tiến hành “chương trình tiêu diệt sốt rét” ở miền Bắc và rộng ra cả nước từ năm 1976 ngay sau khi giải phóng miền Nam, với mục tiêu đề ra là không còn sốt rét lưu hành và đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, trong thập kỷ 1980 – 1990, đặc biệt là từ năm 1985 – 1990. bệnh sốt rét đã quay trở lại trên phạm vi cả nước với tốc độ nhanh và ngày càng nghiêm trọng. Chính vì vậy, từ năm 1991 nước ta đã chuyển sang áp dụng chiến lược phòng chống sốt rét và hiện nay là chiến lược đẩy lùi sốt rét với mục tiêu là làm giảm chết, giảm dịch và giảm các thiệt hại về kinh tế, xã hội do sốt rét. Với chiến lược này, Việt Nam đã đẩy lùi được bệnh sốt rét trên phạm vi cả nước và bước đầu ổn định tình hình sốt rét ở mức thấp trong nhiều năm.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ky sinh trung, benh sot ret

0 nhận xét:

Đăng nhận xét