Để đáp ứng với yêu cầu của công tác chẩn đoán, điều trị và phòng chống bệnh giun sán. Nội dung khoa học của ngành giun sán ký sinh bao gồm:
Các nghiên cứu về hình thái
Nội dung trước tiên về hình thái là mô tả, phân loại giun sán. Đây là những bước đầu tiên và rất cơ bản để giúp công việc chẩn đoán bệnh ký sinh trùng, cũng như là điều trị và phòng chống chúng. Các tác giả xưa kia có thể phân loại giun sán bằng các kính lúp có độ phóng đại thấp, sau khi có kính hiển vi thì bảng phân loại đã trở nên tỉ mỉ chi tiết hơn. Nhưng ngày nay có nhiều nghiên cứu đã đi sâu vào siêu cấu trúc, nghĩa là người ta phân loại qua kính hiển vi điện tử và từ đó các tác giả đã bổ sung cho bảng phân loại giun sán một cách tỉ mỉ, chi tiết và đầy đủ hơn trước.
Các nghiên cứu sinh thái
Từ các nghiên cứu về sinh thái giun sán các tác giả đã hiểu biết về chu kỳ giun sán, nắm được các nguyên nhân, giai đoạn gây bệnh của giun sán với người.
Các tác giả cũng đã lập lại các chu kỳ giun sán ở phòng thí nghiệm để có thể nắm được chi tiết các quá trình giun sán ký sinh ở người. Từ đó tìm ra các thuốc chống lại giun sán ký sinh.
Các thuốc diệt giun sán gần đây chủ yếu là phá vỡ các chu kỳ chuyển hóa của giun sán do đó tuy hiệu quả diệt giun sán cao nhưng lại rất ít độc đối với con người.
Sự cần thiết phải nghiên cứu khu hệ giun sán của từng địa điểm địa lý riêng giúp cho các nhà ký sinh trùng học có bản đồ khu hệ của bệnh ký sinh trùng, từ đó việc phòng chông sẽ trở nên hữu hiệu hơn. Đặc biệt đối với các bệnh giun sán có nhiều vật chủ. Do đó các sự hiểu biết về khu hệ giun sán đã giúp cho các nhà ký sinh trùng đặt ra kế hoạch phòng chống bệnh một cách hiệu quả hơn.
Sự liên quan giữa bệnh giun sán của người và bệnh giun sán của động vật
Trong đó đáng chú ý là các bệnh giun sán của các động vật nuôi của con người. Ví dụ: chó, mèo, lợn, vịt… là một điều rất được giới y học quan tâm (Joonose). Có đôi khi con người không những lây bệnh giun sán của các gia súc mà còn có thể mắc bệnh giun sán của các động vật hoang dã.
Trong những trường hợp người mang bệnh giun sán từ các gia súc hay các động vật truyền sang là rất khó chẩn đoán và cũng thường hay có các phản ứng mạnh của cơ thể bệnh nhân: sốt cao, tế bào ái toan tăng vọt…và có thể gây ra các bệnh cảnh lâm sàng ồn ào, người thầy thuốc khó chẩn đoán ra bệnh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét