Giới thiệu khái quát về trùng Trichomonas intestinalis

-  Phân bố

     Giardia lamblui phổ biến ở  khắp mọi nơi trên thế giới đặc biệt ở các nước xứ nóng. Tất cả mọi lứa tuổi, giới đều có thể nhiễm bệnh, tuy nhiên bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em. Người lớn thường nhiễm ký sinh trùng mà không có triệu chứng.

Chuẩn đoán

-  Xét nghiệm phân trực tiếp tìm thể hoạt động hoặc thể bào nang. Thể hoạt động thường gặp trong phân lỏng, chủ yếu hay gặp thể bào nang. Trường hợp nhiễm nhẹ có thể sử dụng phương pháp phong phú bào nang (kỹ thuật phong phú bào nang bằng dung dịch đường…)

-  Xét nghiệm dịch tá tràng tìm thể hoạt động trong trường hợp xét nghiệm phân nhiều lần nhưng không thấy ký sinh trùng mà trên lâm sàng vẫn nghi ngờ.

Thuốc điều trị

-  Metronidazol.

-  Fasigyn (Tinidazol), ílagentyl (Secnidazol) hoặc tiberal (Ornidazol).

-  Paromomycin.

-  Có thể dùng quinacrin hay chloroquin.

trùng Trichomonas intestinalis

Phòng bệnh

-  Phòng bệnh cho cộng đồng

+ Phát hiện, điều trị cho người bệnh.

+ Quản lý và xử lý phân: Hố xí tự hoại diệt được mầm bệnh hoặc hố xí hai ngăn hợp vệ sinh. Không sử dụng phân tươi trong canh tác, không phóng uế bừa bãi.

+ Vệ sinh thực phẩm đặc biệt là thực phẩm chế biến sẵn.

+ Đảm bảo nguồn nước sạch.

+ Truyền thông giáo dục sức khỏe cho mọi người.

-  Phòng bệnh cá nhân

+ Rửa tay trước khi án, sau khi đi vệ sinh.

+ Thực hiện 3 sạch: ăn sạch, ở sạch, uống sạch.

  Trichomonas intestinalis (T, hominis, Pentatrichomonas intestinalis)

Hình thể

     Trichomonas intestinalis không có thể bào nang. Thể hoạt động hình quả lê hoặc hình bầu dục, kích thước (10 – 15 m) X (7 – 10 m). Có 4 roi ở phía trước và một roi thứ 5 tạo thành một màng lượn sóng sát một bên thân đi từ đầu đến cuối đuôi. Phía đầu có 1 nhân tròn hoặc bầu dục, trong nhân có 1 trung thể nhỏ nằm lệch tâm. Trước nhân có đám hạt gốc roi.

Tìm hiểu khái quát về trùng roi Giardia lamblia

Vị trí ký sinh

     Giardia lamblia ký sinh ở tá tràng và đoạn đầu của ruột non, đôi khi có thể thấy ở manh tràng. G. lamblia còn có thể xâm nhập vào ống dẫn mật và túi mật. G. lamblia bám vào niêm mạc nhờ đĩa bám ở cạnh nhân và hút thức ăn dưới dạng chất dinh dưỡng hòa tan.

Tác hại gây bệnh


     Thường gây tiêu chảy kẻo dài và đau bụng ở trẻ em. Nếu bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe (gầy yếu, mệt mỏi) do rối loạn hấp thu. Có thể gây biến chứng viêm túi mật.

    Người lớn nhiễm G. lamblia thường không có triệu chứng và là người lành mang trùng / nhiễm ký sinh trùng lạnh.

trùng roi Giardia lamblia

 Cơ chế gây bệnh

    Khi ký sinh, G. lamblia bám vào niêm mạc nhờ đĩa bám và gây viêm nhẹ tại nơi bám. Trường hợp đặc biệt, G. lamblia có thể luồn sâu xâm nhập vào lớp hạ niêm mạc gây rối loạn tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của niêm mạc ruột.

     Lý thuyết về “hàng rào cơ học” được Zisman giải thích do sự sinh sản nhanh của các thể hoạt động, rồi chúng cụm lại và bám chắc trên các nhung mao của ruột tạo ra hàng rào ngăn cản làm ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng và vitamin ở ruột đặc biệt là các vitamim A, D, E, K, B12, các acid béo và acid folic. Có tác giả còn cho rằng những độc tố do G. lamblia tiết ra gây huỷ hoại bào tương của tế bào, ngăn cản sự hấp thu các chất tại ruột đặc biệt là vitamin A và các chất béo.

 Đặc điểm dịch tễ học

-   Nguồn bệnh:

    Giardia lamblia là một loại ký sinh trùng đặc hiệu của người, vì vậy nguồn bệnh chỉ là người mang mầm bệnh.

-   Mầm bệnh

    Bào nang là thể truyền bệnh từ người này sang người khác. Bào nang có sức đề kháng cao ở ngoại cảnh, trong phân ẩm có thể sống được 3 tuần lễ, trong nước rửa có thể sống được 5 tuần. Người ta thấy rằng người bị nhiễm bệnh ở mức độ trung bình, mỗi ngày cũng có thể đào thải từ 300 triệu đến 14 tỷ bào nang.

-   Đường lây truyền

Các yếu tố dịch tễ làm lan truyền bệnh là:

+ Phân có bào nang.

+ Đất, bụi, nước uống có bào nang.

+ Rau có bào nang (ăn sống hoặc chưa nấu chín).

+ Thức ăn có bào nang: Do những người bệnh, đặc biệt là những người lành mang bào nang Giardia lamblia chế biến thức ăn không đảm bảo vệ sinh, kể cả những loại thức ăn bảo quản lạnh như kem, sữa, nước giải khát. Cũng có thể thức ăn bị nhiễm bào nang do côn trùng vận chuyển (ruồi, gián).



Từ khóa tìm kiếm nhiều: benh truyen nhiemtrieu chung sot ret

Tìm hiểu về Trùng Roi

     Lớp trùng roi bao gồm những đơn bào chuyển động bằng roi, đó là những sợi mảnh và dài, được hình thành từ ngoại nguyên sinh chất. Số lượng roi có thể từ 1 – 5 roi hoặc nhiều hơn nữa. Những roi này có thể đi ra ngoài cơ thể hoặc dính vào cơ thể tạo thành một màng vây chuyển/màng lượn sóng. Roi được dính vào một thể nhỏ gọi là thể gốc, bên cạnh thể gốc có thể cạnh gốc cung cấp năng lượng cho roi cử động.

     Chỉ một số trùng roi không có màng vây, còn đại đa số có màng vây bao phủ, do đó ít có khả năng thay đổi hình dạng. Trùng roi dinh dưỡng bằng thực bào, vừa di chuyển vừa bắt mồi đưa thức ăn vào một chỗ lõm đó là miệng.

Trùng roi có hai phương thức sinh sản:

-  Sinh sản vô giới

     Nhân phân đôi trước, sau đó thể gốc và thể cạnh gốc chia đôi, cơ thể phân đôi theo chiều dọc tạo thành hai trùng roi mơai. Roi không phân chia.

-  Sinh sản hữu giói

Tìm hiểu về Trùng Roi

     Một số trùng roi có khả năng sinh sản hữu giới. Khi sắp sinh sản hữu giới thì tế bào cơ thể có khả năng biến thành các yếu tố sinh dục, các yếu tố này sẽ phối hợp với nhau từng đôi một.

Trùng roi có thể ký sinh ở hầu hết các động vật có xương sống. Trùng roi ký sinh ở người có thể chia làm hai nhóm theo vị trí ký sinh:

-  Nhóm trùng roi đường tiêu hóa, sinh dục – tiết niệu: Gồm có các giống Giardia, Trichomonas, Chilomastix, Enteromonas, Retortamonas và Pentatrichomonas.

-  Nhóm trùng roi đường máu và nội tạng: Gồm có giống Leishmania và Trypanosoma.

     Trong bài này, chúng tôi chỉ đề cập tới nhóm trùng roi đường tiêu hóa, sinh dục – tiết niệu. Nhóm này gồm có các loài trùng roi ký sinh và gây bệnh như Giardia lamblia, Trichomonas intestinalis và Trichomonas vaginalis. Ngoài ra còn có một số loài khác ký sinh ở ruột, có thể gặp nhưng không gây bệnh đó là Chilomastix mesnili, Enteromonas hominis, Retortamonas intestinalis và trùng roi ký sinh ở răng miệng Trichomonas buccalis.

 Giardia lamblia (Giardia intestinalis, Lambỉia intestinalis)

Hình thể

     Giardia lamblia có cơ thể đối xứng. Trong cơ thể người Giardia lamblia có hai dạng hình thể đó là thể hoạt động và thể bào nang / thể kén.

-  Thể hoạt động: Hình quả lê, hình thìa, kích thước (10 – 20 m) X (6 – 10 m), hai nhân giống như hai mắt kính. Có 4 đôi roi xuất phát từ hai gốc roi và đi về phía sau.

-  Thể bào nang / thể kén: Hình bầu dục, có hai lớp vỏ, kích thước (10-14 m) X (6 – 10 m). Trong nguyên sinh chất có từ 2 đến 4 nhân và có thể thấy rõ những vết roi cuộn lại.


Đọc thêm tại:

Chuẩn đoán và điều trị bệnh Toxoplasma

Chẩn đoán xét nghiệm

Phương pháp phát hiện ký sinh trùng trong bệnh phẩm

-     Phát hiện ký sinh trùng trực tiếp từ bệnh phẩm rất khó khăn. Rất hiếm những trường hợp tìm thấy trong nước não tủy ly tâm, trong tủy xương hoặc trong đại thực bào của máu. Phương pháp nhuộm trực tiếp ký sinh trùng tốt là May –  Grunwald  - Giemsa.

-     Phát hiện ký sinh trùng trên tử thi có thể dễ thấy hơn. Làm tiêu bản cắt mảnh tổ chức hoặc đàn não rồi nhuộm Giemsa. Soi thấy tổ chức viêm có vùng hoại tử nằm ở giữa bao quanh bởi một vòng bạch cầu lympho và tê bào thượng bì. Thể thực vật của ký sinh trùng thường ở trong các tế bào ở ngoại vi của tổ chức viêm và các thể bào nang thường ở giữa tổ chức viêm. Nếu làm sinh thiết khi bệnh ở  giai đoạn mạn tính thì khi đó không còn thể thực vật nữa, chỉ có thể bào nang thường rải rác khắp các phủ tạng rất khó phát hiện.

Test nhuộm (Dye -Test)-của Sabin – Feldmann

     Nguyên lý của test này dựa trên sự ly giải sớm, đặc hiệu của huyết thanh miễn dịch chính là huyết thanh bệnh nhân với các thể Tachyzoite của Toxoplasma được cấy truyền trong nước màng bụng chuột nhắt trắng. Các thể này sẽ bị ly giải bởi các yếu tố phân hủy có trong huyết thanh bệnh nhân. Bào tương của Toxoplasma khi đã bị ly giải thì không còn bắt màu thuốc nhuộm (xanh methylen), mất tính chất chiết quang, trở  nên đen khi soi trên tương phản pha của kính hiển vi. Đánh giá test nhuộm qua phân biệt tế bào chất của Toxoplasma có bị ly giải hay không. Test rất có giá trị đánh giá mức độ nhiễm bệnh.

điều trị bệnh Toxoplasma

Các phản ứng miễn dịch khác

    Kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFA), các loại phản ứng ngưng kết như ngưng kết hồng cầu gián tiếp, ngưng kết Latex, phản ứng miễn dịch men ELISA là những phản ứng cho giá trị cao được áp dụng thường quy hiện nay.

Điều trị

Cần theo các nguyên tắc sau đây:

Điều trị đặc hiệu diệt ký sinh trùng

     Có rất nhiều loại thuốc đang dùng hiện nay như daraprim hoặc pyrimethamin; các loại sulfamid, nhóm sulfonas, nhóm kháng sinh như: tetracyclin, clindamycin, spiramycin (rovamycin).

Điều trị theo liệu trình

     Áp dụng cho từng thể bệnh và phối hợp thuốc.

Biện pháp phòng chống

    Thực thi các biện pháp phòng chống bệnh Toxoplasma là rất khó vì có nhiều đường nhiễm, phương thức nhiễm bệnh và thể bệnh lâm sàng cũng rất phức tạp. Tuy nhiên có thể nêu lên một số nguyên tắc về phòng chống như sau:

- Thực hiện các biện pháp vệ sinh thực phẩm với các loại rau, thịt động vật đặc biệt tránh các hình thức ăn thịt động vật chưa nấu chín.

-  Áp dụng các phản ứng miễn dịch phát hiện bệnh sớm và điều trị cho những phụ nữ có thai để đề phòng nhiễm bệnh bẩm sinh cho thai nhi.

-  Thực hiện các biện pháp bảo hộ cho những người phải tiếp xúc với động vật,, đặc biệt  với công nhân lò sát sinh. 



Từ khóa tìm kiếm nhiều: bệnh truyền nhiễm, triệu chứng sốt rét

Dịch tễ học của bệnh Toxoplasma

Đường nhiễm ký sinh trùng vào các vật chủ trung gian có thể qua 4 phương thức chính:

- Do hấp thu phải những nang bào tử bị ô nhiễm ở trong đất, rau cỏ từ nguồn nhiễm  là phân mèo có ký sinh trùng.

- Nhiễm từ các bào nang chứa trong thịt động vật nhiễm bệnh khi người sử dụng các loại thịt này chưa nấu chín.

- Cũng có thể nhiễm do tiếp xúc với các dịch sinh vật như nước bọt, sữa, máu… bị nhiễm ký sinh trùng (thể Tcichyzoite) nhưng thực ra những thể này rất yếu khi ra khỏi cơ thể động vật nên hình thức nhiễm này rất hãn hữu

- Liên quan đến y hoc, đưòng nhiễm qua nhau thai rất quan trọng dẫn tới các hình thái bệnh Toxoplasma bẩm sinh.

     Ngoài ra người ta cũng nêu vai trò của côn trùng hút máu (vector) có khả năng truyền các thể Tachyzoite trong máu bệnh nhân sang người lành nhưng chưa xác định cụ thể loại côn trùng nào có vai trò chủ yếu.

     Mèo bị nhiễm bệnh là do ăn thịt các cọn vật khác như chuột, chim đã bị nhiễm ký sinh trùng.

Dịch tễ học của bệnh Toxoplasma

Về mặt dịch tễ học, những gia súc ăn cỏ là những vật chủ phụ và vật chủ trung gian tiềm tàng dễ nhiễm cho người nhất. Theo một nghiên cứu mới đây ở Mỹ và châu Âu, điều tra ở lò sát sinh thì 72% cừu, 28% lợn, 4% bò và 9% bê có khả năng nhiễm ký sinh trùng. Những động vật ăn cỏ này bị bệnh là do tiếp xúc với ngoại cảnh ô nhiễm mầm bệnh, các nang bào tử từ phân mèo.

    Các động vật ăn thịt có khả năng nhiễm Toxoplasma nhiều hơn các động vật ăn cỏ. Có thể giải thích điều này là do có rất nhiều động vật có thể là vật chủ mang Toxoplasma và khi những động vật ăn thịt có ký sinh trùng của những con vật này thì sẽ bị nhiễm bệnh tiếp.

    Người càng tiêu thụ thịt động vật chưa nấu chín, càng dễ có khả năng nhiễm bệnh. Các nghiên cứu cho thấy ở những nước có nhiều thịt thường bị nhiễm Toxoplasma nhiều hơn các nước còn thiếu thịt. Tiêu thụ nhiều thịt nhất là với các hình thức chưa nấu chín có thể tạo điều kiện dễ nhiễm bệnh hơn.

    Bệnh Toxoplasma ở Việt Nam trước đây đã được nghiên cứu bằng các phản ứng nội bì, kết hợp bổ thể.Với test chủng trong da kháng nguyên toxoplasmin, tỷ lệ (+) là 2,9% và với phản ứng kết hợp bổ thể (+) 5,1%.

    So sánh tỷ lệ trên với tỷ lệ nhiễm ở các nước châu Âu thì thấp hơn. Thông kê ở châu Âu thấy ở trẻ em 1-15 tuổi (+) 13%; 15 – 30 tuổi 30%. Thử ở phụ nữ Việt Nam, đối với phụ nữ chưa hề sẩy thai tỷ lệ 2,5% và ở phụ nữ bị sẩy thai kết quả dương tính 8,9%.

    Các kết quả thử trên động vật ở Việt Nam (190 động vật thuộc 19 loại) thấy tỷ lệ dương tính 5,7% ở trâu, bò, chó, và đặc biệt là khỉ.

   Điều tra trên một số người có biếu hiện lâm sàng bệnh Toxoplasma thấy tỷ lệ dương tính 0,43 – 1,2%. Tỷ lệ bệnh Toxoplasma ở Việt Nam so với các nước châu Âu thấp hơn nhưng tương đương với một số nước ở châu Á như Ấn Độ. Tỷ lệ bệnh ở các nước châu Âu thường rất cao.

   Hiện nay tình hình bệnh ở Việt Nam và các nước châu Á đã thay đổi nhiều, tăng lên rõ rệt do tình trạng tiêu thụ thịt động vật ở những nước này cũng nhiều không kém 80 với các nước châu Âu. Mặt khác cũng có thể do hiện nay nhờ có các phương tiện chẩn đoán miễn dịch và các tiến bộ kỹ thuật đã giúp phát hiện được nhiều trường hợp bệnh hơn.

   Trong những năm gần đây Bộ môn Ký sinh trùng phối hợp nghiên cứu với Viện Mắt Trung ương dùng phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp và phản ứng ngưng kết Latex đã phát hiện được gần 100 trường hợp viêm hắc võng mạc do Toxoplasma và áp dụng các phác đồ điều trị có hiệu quả.

Đọc thêm tại: http://blogysinhhoc.blogspot.com/2015/05/cac-truong-hop-nhiem-benh-toxoplasma.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ky sinh trung, benh sot ret

Các trường hợp nhiễm bệnh Toxoplasma

     Tổn thương ở mắt có đặc điểm luôn tiến triển nếu không điều trị hết căn nguyên bệnh. Tổn thương có thể để lại một vết sẹo không thể khắc phục được.

Bệnh Toxoplasma với những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.

    Trong thời gian gần đây người ta thấy bệnh Toxoplasma có liên quan nhiều đến tinh trạng suy giám miễn dịch và cũng là một yếu tố thuận lợi làm cho tình trạng suy giảm miễn dịch càng xấu đi và trầm trọng hơn.

    Mặt khác, chính trên những cơ địa suy giảm miễn dịch, bệnh Toxoplasma càng dễ có điếu kiện phối hợp và làm cho bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch bị suy kiệt hơn. Do đó bệnh Toxoplasma hiện nay được coi là một trong những bệnh nhiễm trùng cơ hội như các bệnh lao, bệnh nấm thường xảy ra trên những cơ địa suy giảm miễn dịch. Bệnh cảnh lâm sàng khi đó biểu hiện toàn thân với những diễn biến rất phức tạp.

trường hợp nhiễm bệnh Toxoplasma

Bệnh Toxoplasma bẩm sinh

   Là những trường hợp thai nhi bị nhiễm Toxoplasma do mẹ truyền cho qua nhau thai trong thòi kỳ thai nghén do người mẹ trong thời kỳ này đã bị nhiễm Toxoplasma.

Các hình thái lâm sàng của bệnh Toxoplasma bẩm sinh ở trẻ sơ sinh có những biểu hiện:

+ Thể nặng: Thường có hiện tượng vàng da sơ sinh đôi khi rất nặng. Kèm theo có gan lách to, hội chứng xuất huyết với các điểm hoặc đám xuất huyết. Đa số trường hợp có tổn thương thần kinh trung ương và mắt, não úng thủy.

+ Thể trung bình: Hiếm gặp, biểu hiện vàng da nhẹ trong vài tuần rồi qua đi bình phục không để lại di chứng gì. Nhưng cũng có thể diễn biến với các biểu hiện bệnh lý của não một cách chậm chạp.

+Thể tiềm tàng: Lúc mới sinh không có triệu chứng, ký sinh trùng tồn tại một năm hoặc hơn. Sau này có thể biểu hiện bệnh lý ở mắt và hệ thống thần kinh.

+ Bệnh bẩm sinh rất dễ gây tổn thương võng mạc mắt cho đứa trẻ sau này. Biểu hiện bệnh lý ở mắt có thể xảy ra rất chậm, viêm hắc võng mạc đơn thuần hoặc đi kèm với teo võng mạc dẫn tối hậu quả mù lòa ở trẻ.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ký sinh trùng, bệnh sốt rét

Các giai đoạn nhiễm Toxoplasma

Nhiễm Toxoplasma giai đoạn thứ phát

     Trong giai đoạn này cơ thể vật chủ đã sinh miễn dịch nên các thể thực vật bi phân huỷ ngay sau khi được giải phóng khỏi các tế bào vật chủ. Tuy nhiên trong những tổ chức mức độ kháng thể xuất hiện ít như não, mắt thì hiện tượng nhân lên của ký sinh trùng vẫn tiếp tục.

Nhiễm Toxoplasma giai đoạn kết thúc

     Giai đoạn nhiễm mãn tính kéo dài trong nhiều năm. Không còn thấy thể thực vật nhưng có nhiều thể bào nang trong các tể chức thần kinh trung ương, thần kinh ngoại biên như ở võng mạc, tổ chức cơ… Các thể này có sức đề kháng cao với kháng thể của vật chủ, có thể gây hiện tượng dị ứng tại chỗ. Nếu những nang này không bị phá vỡ thì có thể không gây biểu hiện bệnh lý; nhưng nếu bị phá vỡ có thể dẫn tới hiện tượng viêm tại chỗ tiềm tàng như viêm hắc võng mạc ở mắt do Toxoplasma.

Các giai đoạn nhiễm Toxoplasma

Theo biểu hiện lâm sàng có nhiều thể bệnh lâm sàng như sau:

-   Thể viêm não – màng não có thể xảy ra ở trẻ em nhưng hiếm gặp.

-   Thể nhiễm trùng tăng bạch cầu.

     Bệnh cảnh lâm sàng giống cúm: sốt nhẹ, tăng tốc độ lắng máu, làm huyết đồ thấy giảm nhẹ bạch cầu nói chung nhưng ngược lại tăng bạch cầu đơn nhân rõ rệt. Thể này chiếm khoảng 15% những trường hợp Toxoplasma mắc phải.

-   Thể sưng nhiều nhóm hạch không có sốt

    Bệnh cảnh lâm sàng dễ nhầm với bệnh hạch do các nguyên nhân khác. Các nhóm hạch ở nhiều vị trí được phát hiện với khối lượng vừa phải, di động. Hạch nhỏ đi rất chậm, hạch không bao giờ nung mủ, không dính với tổ chức xung quanh.

-   Thể bệnh không rõ ràng:

    Thể này trong nhiều trường hợp không hề có triệu chứng lâm sàng, thưòng bị bỏ qua, được phát hiện hoàn toàn tình cờ. Nếu xảy ra ở phụ nữ có thai sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh Toxoplasma bẩm sinh ở thai nhi.

-     Thể bệnh Toxoplasma ở mắt

   Có một tỷ lệ khoảng 1/3-1/4 các trường hợp viêm hắc võng mạc (chorio­retinitis)’ nguyên nhân do Toxoplasma.

   Viêm hắc võng mạc có thể là biến chứng sau này, thường là khi trẻ đã lớn nhưng đa số có thể bắt nguồn từ nhiễm Toxoplasma bẩm sinh do mẹ truyền cho. Nhưng cũng có thể là biến chứng của bệnh Toxoplasma mắc phải thể nhẹ vì khi ký sinh trùng đã vào mắt lại hay gây những hậu quả xấu về thị giác.

  Tổn thương ở mắt có đặc điểm luôn tiến triển nếu không điều trị hết căn nguyên bệnh. Tổn thương có thể để lại một vết sẹo không thể khắc phục được.


Đọc thêm tại:

Phương thức nhiễm Toxoplasma và các thể bệnh ở người

Phương thức nhiễm bệnh ở người

     Ký sinh trùng có thể theo các dịch sinh vật của động vật đê nhiễm vào người. Trong giai đoạn sớm của bệnh, ký sinh trùng có thể được phát hiện thấy ở trong máu bệnh nhân.

     Thể thực vật của Toxoplasma có đặc điểm khi ra khỏi cơ thể vật chủ, sức để khống của ký sinh trùng giảm nhiều và trỏ nên rất yếu. Do vậy khả năng nhiễm do tiếp xúc với động vật bị bệnh ở lò sát sinh hoặc ở phòng thí nghiệm là rất hiếm.

     Khi ăn phải các mô động vật hoặc thịt bị nhiễm Toxoplasma nấu chưa chín là có khả năng hấp thụ phải các bào nang chứa các thể thực vật trong các tế chức của động vật.

    Thể thực vật nếu không nằm trong bào nang dễ bị tiêu hủy ngay bởi dịch vị nên thực tế khi tiêu thụ thịt động vật nấu chưa chín có ký sinh trùng thì chủ yếu là nhiễm các bào nang.

   Phương thức nhiễm qua nhau thai: Khi người mẹ có thai bị nhiễm Toxoplasma thì có thể truyền ký sinh trùng cho thai nhi qua nhau thai.

Phương thức nhiễm Toxoplasma

Các thể bệnh Toxoplasma

     Bệnh cảnh lâm sàng do Toxoplasma gây ra rất phức tạp và dễ nhầm với nhiều bệnh khác nên trong thực tế để dễ áp dụng người ta có thể chia các thê bệnh theo hai cách, cách thứ nhất theo nguồn nhiễm và cách thứ hai theo biểu hiện lâm sàng. 

Theo nguồn nhiễm và đường nhiễm có thể chia thành hai thể bệnh chính:

- Nhiễm Toxoplasma bẩm sinh là nhiễm trong giai đoạn còn là thai nhi do người mẹ trong thời kỳ thai nghén bị nhiễm ký sinh trùng truyền cho thai nhi qua nhau thai. Hình thái nhiễm bẩm sinh gây nhiều hậu quả di chứng sau này cho trẻ như các dị tật bẩm sinh, tổn thương ở mắt…

- Nhiễm Toxoplasma mắc phải là tất cả các hình thái nhiễm khốc không phải là nhiễm bẩm sinh. Danh từ này dùng để chỉ tất cả những trường hợp nhiễm Toxoplasma kể từ sau khi con người sinh ra cho đến suốt cả thời gian sống sau này. Những trường hợp bệnh Toxoplasma mắc phải mức độ có thể nhẹ, đôi khi qua đi không nhận thấy nhưng cũng có thể biểu hiện trầm trọng làm dễ nhầm với nhiều bệnh khác.

Theo hình thái biểu hiện lâm sàng

      Người ta chia ra nhiều thể bệnh lâm sàng khác nhau. Dưới đây là tóm tắt một số thể bệnh lâm sàng chủ yếu:

Theo diễn biến của bệnh có thể có các giai đoạn:

     Nhiễm Toxoplasma giai đoạn cấp tính: Còn là giai đoạn ký sinh trùng bắt đầu xâm nhập và nhân lên trong các tế bào đơn nhân của vật chủ. Thể thực vật nhân lên và phát triển mạnh đến một mức độ nào đó sẽ phá vỡ tế bào vật chủ tự giải phóng và xâm nhập vào các tế bào mới. Từ nhiễm khởi đầu, theo đường bạch huyết và đường máu, thể thực vật lan toả đi khắp các tổ chức. Hiện tượng phân bào thường diễn ra trong tổ chức có nhiều tế bào của hệ thống liên võng nội mạc.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ki sinh trung, triệu chứng bệnh sốt rét

Giới thiệu về thể Bradizoite và thể hữu giới

Thể Bradizoite

     Là những thể phân chia chậm của đơn bào trong giai đoạn mạn tính hoặc là thể tạo kén hay bào nang (cyst). Các Bradizoite nằm bên trong tế bào vật chủ có kích thước 2-7  và hình thể gần tương tự với Tachyzoite.

     Các thể Tachyzoite xâm nhập tế bào vật chủ và biến tế bào thành một bào nang bên trong khi đó chứa rất nhiều các Tachyzoite đã chuyển thể thành Bradizoite. Bào nang có kích thưóc 20-200 và rất có khả năng nhiễm bệnh cho người và các động vật ăn thịt.

 Thể hữu giới

     Thể hữu giới còn được gọi là các nang bào tử được sinh ra trong niêm mạc ruột mèo nên mèo là vật chủ chính duy nhất của Toxoplasma. Các thể này được hình thành do sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái thường theo phân mèo ra ngoài làm ô nhiễm ngoại cảnh và trỏ thành nguồn nhiễm bệnh nguy hiểm. Các nang bào tử hữu giới có khả năng gây nhiễm cao cho người, động vật có vú và các loài chim.

     Toxoplasma có thể ký sinh trong nhiều loại tế bào vật chủ khác nhau và có thể tồn tại trong các tế bào đó một thời gian dài. Loại tế bào vật chủ Toxoplasma ưa ký sinh nhất là tế bào đơn nhân lớn. Một tế bào đơn nhân lớn có thể chứa tói 40 ký sinh trùng.

     Về hình dạng ký sinh trùng có thể tròn hoặc bầu dục hoặc hình liềm, chiều dài 5 -55, chiều ngang 3 – 4 . Nhân thường hình bầu dục.

Giới thiệu về thể Bradizoite

Chu kỳ sinh học

     Toxoplasma có chu kỳ phát triển với hai loại vật chủ. Mèo là vật chủ chính duy nhất vì ở trong các tế bào thượng bì của niêm mạc ruột của mèo diễn ra trọn vẹn hai giai đoạn sinh sản vô giới và đặc biệt giai đoạn sinh sản hữu giới của ký sinh trùng.

     Người, động vật có vú và các loài chim chỉ là vật chủ phụ vì ỏ trong các vật chủ này chỉ có giai đoạn sinh sản vô giới của ký sinh trùng. Kết quả của sự sinh sản này là hình thành các bào nang chứa nhiều các thể vô tính tồn tại trong các tế bào thần kinh hoặc tế bào cơ của động vật. Đó chính là nguồn nhiễm tiềm tàng cho người qua phương thức tiêu thụ thịt động vật mang ký sinh trùng chưa nấu chín.

     Giai đoạn sinh sản hữu giới sinh bào tử diễn ra ỏ niêm mạc ruột mèo. Trong giai đoạn này, khởi đầu cũng xảy ra liên tiếp sự nhân lên vô giối sau đó tiếp nôi quá trình sinh bào tử. Các nang bào tử theo phân mèo phát tán ra ngoại cảnh nhiễm vào rau, cỏ, đất rồi từ đó nhiễm vào ngưòi và các động vật khác. 



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kí sinh trùng, bệnh sốt rét

Giới thiệu về bệnh Toxoplasma và thể Tachyzoite

     Bệnh Toxoplasma là một bệnh lây truyền giữa động vật và người phân bố có tính chất toàn cầu. Bệnh khá phổ biến ở người, các động vật có vú và các loài chim.

     Tác nhân gây bệnh là Toxoplasma gondii thuộc lớp đơn bào sinh bào tử (Sporozoa), bộ bán bào tử (Haplosporidae).

     Toxoplasma là loại đơn bào được tìm thấy lần đầu tiên trên động vật gậm nhấm ở Tuynidi năm 1909 và được các tác giả đặt tên là Toxoplasma godii (Nicolle và Manceaux). Sau đó loại đơn bào này liên tục được tìm thấy trên súc vật và trên người. Trường hợp bệnh án đầu tiên được tác giả Janku (Tiệp Khắc) phát hiện vào năm 1923.

 Hình thể

     Trong chu kỳ sinh học của Toxoplasma có ba giai đoạn phát triển chính và tùy theo mỗi giai đoạn đơn bào có những hình thể khác nhau.

     Toxoplasma thưòng có thể gặp trong các tế bào của vật chủ nhất là các tế bào đơn nhân. Một tế bào đơn nhân lớn có thể chứa tới 40 ký sinh trùng, hình dạng có khi tròn hoặc bầu dục hoặc hình liềm với chiều dài 5-55 |m và chiều ngang 3 – 4 Jim.

     Với phương pháp nhuộm Giemsa thường chỉ có thể thấy 1 nhân và nguyên sinh chất hoặc thấy 2 nhân, nếu ký sinh trùng ở giai đoạn phân chia.

bệnh Toxoplasma và thể Tachyzoite

     Xem trên kính hiển vi điện tử, người ta có thể thấy trên thân Toxoplasma có các sợi tơ rất nhỏ chuyển động theo hình thức trượt.

     Ngoài tế bào đơn nhân lớn còn thấy ký sinh trùng ở trong tế bào của hệ thần kinh, tế bào gan và đôi khi ở trong hồng cầu. Trong các tế bào đó Toxoplasma có thể tồn tại một thời gian dài, ví dụ ở trong não tối 2 năm sau khi bị nhiễm.

     Ký sinh trùng cũng có thể sông tới 3 giờ trong nưóc muối sinh lý.

     Thực ra tuy là bào tử trùng nhưng Toxoplasma không hoàn toàn ký sinh cố định trên các tế bào vật chủ mà chúng vẫn có sự chuyển động. Với phương thức chụp ảnh nhỏ người ta đã chứng minh được rằng các ký sinh trùng chui vào trong các tế bào bằng sự chuyển động của các lông tơ.

     Cách phân đôi theo chiều dọc là phương thức sinh sản vô giới của ký sinh trùng.

Thể Tachyzoite

     Thể này là thể phân chia nhanh vô giới trong giai đoạn nhiễm bệnh cấp tính, còn gọi là thể tự dưỡng ở trong các tế bào của các vật chủ có hình liềm, hình tròn hoặc hình bầu dục với đường kính 2-6 , nhân khá rõ ở giữa.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: cac benh truyen nhiem, cách chữa bệnh sốt rét

Chu kì của Entamoeba Histol Ytica

Chu kỳ

     Chu kỳ của E. histolytica gồm hai giai đoạn, giai đoạn tiểu thể chưa gây bệnh và giai đoạn ăn hồng cầu gây bệnh.

Giai đoạn không gây bệnh hoặc chưa gây bệnh

     Đầu tiên các dịch tiêu hóa làm tan vỏ của bào nang, trong đó 4 nhân tự phân chia nhanh chóng biến thành 8 nhân cừng với sự phân chia nguyên sinh chất để thành 8 amip non rất nhỏ. Sau đó 8 amip non chuyển thành 8 amip thể nhỏ (Minuta). Tiểu thể sống trong lòng ruột, sinh sản bằng cách phân đôi dinh dưỡng bằng tạp chất của thức án, xác vi khuẩn và ký sinh trùng.

     Thể Minuta có thể chuyển thành thể bào nang và ngược lại khi cần thiết thê bào nang lại biến thành tiểu thể. Các bào nang được bài tiết theo phân ra ngoại cảnh, do cấu trúc vỏ dầy nên có sức đề kháng cao và tồn tại khá lâu trong khi đó tiểu thể nếu ra bên ngoài sẻ chết rất nhanh. Trong một số tình huống thuận lợi, amip chuyển từ giai đoạn tiểu thể sang giai đoạn ăn hồng cầu gây bệnh, thành thể gây bệnh hoặc thể Magna.

Chu kì của Entamoeba Histol Ytica

Giai đoạn ăn hồng cầu hoặc giai đoạn gây bệnh

     Giai đoạn ăn hồng cầu đó là giai đoạn chuyển thể từ tiểu thể (Minuta) không gây bệnh sang thể ăn hồng cầu gây bệnh (Thể Magna hoặc histolytica).

     Khi gặp các điều kiện thuận lợi làm giảm sút sức đề kháng của cơ thể, tiểu thể sẽ tăng cường hoạt động chân giả, tăng kích thước và biến thành thể Magna. Thể này tiết ra men ly giải protein (pepsin, trypsin, hyaluronidase) gây tổn thương mỏ đường vào ô niêm mạc ruột để xâm nhập vào trong thành ruột, tại đó nhân lên rất mạnh bằng phương thức phân đôi, dinh dưỡng bằng cách ăn các hồng cầu và các chất hủy hoại gây những ổ áp xe nhỏ có hình ảnh đặc hiệu (hình cổ chai hoặc hình nấm tán).

     Thể Magna cũng được tống vào lòng ruột rồi theo phân ra ngoài và sẽ bị chết rất nhanh. Trong một số trường hợp amip vào tuần hoàn mạc treo tới tĩnh mạch cửa vào gan, gây hoại tử và gây bệnh ở gan. Từ sự khu trú ở gan, amip có thể lan theo đường tiếp cận hoặc theo đường máu tối phổi, hoặc hiếm hơn tới các phủ tạng khác.

     Khi gặp điều kiện không thuận lợi, thể Magna lại có chiều hướng chuyển thành thể bào nang nhưng truớc hết phải chuyển qua tiểu thể (Minuta).

     Sơ đồ chuyển thể trong các giai đoạn chu kỳ của E. histolytica như sau:

Bào nang -> Minuta ->Magna
          
Giai đoạn chưa gây bệnh     Giai đoạn gây bệnh


Đọc thêm tại:

Chẩn đoán xét nghiệm và nguyên tắc điều trị bệnh amip

Chẩn đoán xét nghiệm bệnh Amip

Đối với bênh amip ở ruột

     Thụt baryt ít có giá trị. Soi trực tràng trong lỵ cấp tính có thể thấy hình ảnh “vết bấm móng tay” hoặc các tổn thương sung huyết phù nề.

     Xét nghiệm phân rất cơ bản và cần thiết để chẩn đoán xác định bệnh amip 1 ruột. Lấy bệnh phẩm xong phải soi ngay vì amip hoạt động dễ chết sau khi ra ngoài. Lấy chỗ có máu và chất nhầy. Khi thấy amip tiến hành nhuộm để thấy các chi tiết cấu trúc và hình thể.

Đối với bệnh amip ở ngoài ruột

    Áp dụng các xét nghiệm chẩn đoán miễn dịch rất có giá tri như ngưng kết hồng cầu gián tiếp, ngưng kết Latex, kết hợp bể thể, miễn dịch huỳnh quang, phản ứng miễn dịch men Elisa.

Nguyên tắc điều trị và biện pháp phồng chống bệnh amip

nguyên tắc điều trị bệnh amip

     Nguyên tắc điều trị

-  Cần tiến hành điều trị sốm sau khi có kết quả xét nghiệm, điều trị muộn dễ có khuynh huống trở thành mạn tính.

- Cần điều trị theo đúng phác đồ và đủ liều lượng.

   Phải điều trị đặc hiệu có nghĩa là dùng thuốc đặc trị để diệt amip theo giai đoạn phát triển chu kỳ, theo thể bệnh. Có nhiều loại thuốc đặc trị rất hiệu quả được áp dụng hiện nay như: diloxanide íuroate (íuramide), iodoquinol (yodoxin), paromomycin sulfat, metronidazol (ílagyl), chloroquin, một 80 kháng sinh.

Các biện pháp phòng chng

   Vấn đề phòng chông sẽ hiệu quả nếu áp dụng các biện pháp đồng bộ được nêu một cách tóm tắt dưới đây để khổng chế các đường lan truyền và nhiễm bào nang:

Thực hiện vệ sinh môi trường, với các biện pháp vệ sinh phân, nước, rác.

- Thực hiện các biện pháp vệ sinh thực phẩm, kiểm tra vệ sinh thực phẩm.

Thực hiện các biện pháp diệt các loại côn trùng vận chuyển bào nang.

-  Phát hiện những trường hợp mang ký sinh trùng lạnh để điều trị.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: các bệnh truyền nhiễm, trieu chung benh sot ret

Tác hại gây bệnh và các thể bệnh của Amip

Cơ chế gây bệnh

     Người bị nhiễm amip khi nuốt phải những bào nang già có 4 nhân. Các yếu tố thuận lợi để amip chuyển sang dạng gây bệnh (Magna) là sự suy yếu của thành ruột sau tình trạng nhiễm độc, nhiễm lạnh hoặc sau một nhiễm trùng khác. Khi đó amip tiết ra một men phá hủy niêm mạc ruột mỏ đường vào gây tổn thương ở thành ruột với sự phối hợp của các loại vi khuẩn ở ruột.

     Nếu chỉ có đơn thuần vai trò của amip thì khả năng gây bệnh là 30%.

     Sự phối hợp của vi khuẩn làm khả năng gây bệnh của amip tăng lên rõ rệt:

   Các chủng phối hợp là Escherichia coli, Para coli, Aerobacter aerogenes, Clostridium peryHngens làm khả năng gây bệnh tăng lên 60%. Vi khuẩn TAB làm khả năng gây bệnh tăng lên 80%. Các giống vi khuẩn Escherichia, Shigella, Salmonella, Proteus làm tăng mức độ bệnh.

   Vị trí ký sinh của amip cũng làm ảnh hưởng đến quá trình gây bệnh. Amip thường ưa ký sinh ở những chỗ có sự tích tụ phân nhiều để phối hợp với vi khuẩn.

các thể bệnh của Amip

Các thể bệnh amip

Thể ly cấp

     Khỏi đầu đột ngột. Hội chứng ly điển hình, đau bụng quặn, đi ngoài nhiều lần, phân có máu và chất nhầy. Xét nghiệm phân thấy thể Magna.

Viêm ruột mạn tính sau lỵ amip cấp

     Còn gọi là lỵ mạn tính. Thể này xảy ra sau lỵ amip cấp. Biểu hiện như viêm đại tràng. Xét nghiệm phân thường gặp thể bào nang và thể Minuta. cần phân biệt với ly cấp xét nghiệm thấy thể Magna.

     Do việc dùng các hóa chất với nồng độ diệt được bào nang thì lại không dùng được trong ăn uống như iod, acid acetic… nên chỉ có khống chế sự lan truyền bệnh bằng nhiệt độ và bằng cách tránh không để ô nhiễm bào nang vào các nguồn thức ăn, nước uống hoặc lan tràn vào các sinh vật môi giới và vật dự trữ bệnh.

     Người mang bào nang là nguồn bệnh, nhất là người lành mang bào nang lại càng nguy hiểm vì không được phát hiện và không được điều trị.

    Các yếu tố khác như thiếu dinh dưỡng, tình trạng suy kiệt, suy giảm miễn dịch hoặc bị các bệnh nhiễm trùng khác đều là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Những vùng khí hậu lạnh hoặc ôn hòa tỷ lệ phát bệnh thấp hơn hẳn nếu so với những vùng có khí hậu nóng và ẩm. bệnh amip có khắp trên thế giới, tuy nhiên phổ biến hơn ồ các vùng nhiệt đói, đặc biệt ở những nước còn nghèo, kinh tế kém phát triển tỷ lệ bệnh amip ở ruột có thể tói 15%, trong đó áp xe gan do amip cũng dễ có khả năng gặp hơn.

    Tỷ lệ bệnh lỵ amip ở Việt Nam hiện nay là rất thấp từ 0,5 – 1%.

    Về tính chất lưu hành ly amip khốc với ly trực khuẩn, lỵ trực khuẩn thường phát thành dịch, còn ly amip thường là lưu hành địa phương. Sự phát thành dịch còn tùy thuộc vào các yếu tố tương quan giữa vật chủ và tác nhân gây bệnh. Do vậy dịch amip không có tính chất bột phát và thông thường thì vẫn có những người bị mắc lẻ tẻ rồi tăng dần lên.



Thể nhỏ hoạt động và thể bào nang của Entamoeba Histol Ytica

Thể nhỏ hoạt động, chưa ăn hồng cầu, chưa gây bệnh

     Còn gọi là tiểu thể hoặc thể Minuta. Thể này sống hoại sinh trong lòng ruột và có thể gặp trong phân người không có bệnh lỵ. Hình thể và các cấu trúc gần tương tự như thể Magna nhưng kích thuốc nhỏ hơn (10-12 um), hoạt động chân giả yếu hơn, phân biệt với thể Magna là nguyên sinh chất của thể nhỏ Minuta không thấy có các hồng cầu vi thể này không ăn hồng cầu, chỉ ăn các cặn của thức ăn hoặc vi khuẩn.

      Các thể hoạt động của Entamoeba histolytica không phải là truyền nhiễm vi các thể này ra ngoại cảnh chết rất nhanh đặc biệt khi gặp nhiệt độ lạnh.

Entamoeba Histol Ytica

Thể bào nang

     Còn gọi là thể kén (cyst); Đó là thể bảo vệ và phát tán amip và cũng chính là thể không hoạt động của Entamoeba histolytica. Nó cũng còn là thể truyền nhiễm trong bệnh lỵ amip do có vỏ dày, có sức đề kháng cao ở ngoại cảnh, với các yếu tố lý hóa và là nguồn truyền nhiễm cho người lành.

     Bào nang hình cầu, có kích thước trung bình tương đương với kích thước của thể nhỏ, vỏ dày có hai lốp, bên trong bào nang có từ 1-4 nhân và một vài thể sắc tố hình gậy/trùy.

     Chỉ những bào nang già (4 nhân) mối có khả năng truyền nhiễm.

     Sức đề kháng của các thể này khác nhau, các thể hoạt động không có sức đề kháng với nhiệt và hanh khô như thể bào nang. Bào nang còn có thể sống nhiều ngày trong nước. Acid chlohydric ở dạ dày không có tác động gì với bào nang, nhưng lại phá hủy nhanh các thể hoạt động của amip, làm cho các thể này không nhiễm được qua đường miệng.

     Người chính là vật dự trữ ký sinh trùng, bởi vì ngoài bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, amip còn tồn tại trên những người không có biểu hiện triệu chứng nhưng lại mang rất nhiều bào nang trong cơ thể.

     Người ta gọi những người này là người lành mang bào nang hoặc người mang ký sinh trùng lạnh, vai trò của họ là phát tán sự nhiễm bệnh.

     Môi trường ngoại cảnh cũng giúp cho sự tồn tại của các bào nang amip, do đó cũng là nơi dự trữ mầm bệnh ký sinh trùng.

     Sự xuất hiện các thể trên đây của amip ở cơ thể vật chủ luôn tương ứng với các giai đoạn của chu kỳ và sự biểu hiện bệnh lý của các thể bệnh amip. Dựa trên đó có thể chẩn đoán xét nghiệm để xác định bệnh và cụ thể hơn là thể bệnh amip.

     Khỏi nguồn của giai đoạn này là người bệnh hấp thụ phải các bào nang từ ngoại cảnh vào đường tiêu hóa. Chỉ những bào nang 4 nhân, bào nang già mới có khả năng phát triển tiếp thành tiểu thể.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: benh truyen nhiemtrieu chung sot ret

Phân loại hình thể của Entamoeba Histol Ytica và bệnh Amip

Hình thể phân loại

   Người ta thường dùng từ amip để chỉ chung những đơn bào thuộc lớp chân giả (Rhizopoda). Entamoeba histolytica thuộc lớp đơn bào chân giả.

   Amip ký sinh ở người có nhiều loài như Entamoeba histolytica, Entamoeba coli, Entamoeba hartmanni, Endolimax nana, Pseudolimax butschlii, Dientamoeba fragilis. Trong các loại Entamoeba ký sinh ở đại tràng chỉ có Entamoeba histolytica là amip duy nhất thực sự gây bệnh cho người (không kể những amip tự do thuộc giông Naegleria bất thường xâm nhập cơ thể người và gây bệnh viêm màng não – não) về hình thể nói chung các amip có hai thể là thể hoạt động và thể không hoạt động là thể bào nang hoặc thể kén. Riêng với Entamoeba histolytica tuỳ theo giai đoạn phát triển của chu kỳ có 3 dạng hình thể.

 Histol Ytica và bệnh Amip

Thể hoạt động ăn hồng cầu gây bệnh

     Còn gọi là thể Entamoeba histolytica hoặc thể Magna, thường được phát hiện ở trong phân bệnh nhân bị lỵ cấp tính, trong mủ của áp xe gan do amip hoặc trong các tốn thương ồ các phủ tạng khác do amip di chuyển tới và gây nên. 

       Kích thước của thể này khoảng 30 – 40 µm. Phần ngoại nguyên sinh chất ngoài cùng của amip trong suốt tạo thành chân giả. Khi soi tươi thấy amip di chuyển nhanh theo một hướng nhất định bằng cách phóng ra một chân giả theo hướng đó. Thể Magna thường có hoạt động chân giả mạnh hơn thể nhỏ.

    Phía trong nguyên sinh chất có những hạt nhỏ gọi là nội nguyên sinh chất với thể Magna còn thấy có chứa các không bào, nhân và một thành phần rất cơ bản để xác định thể Magna, đó chính là các hồng cầu do amip ăn vào, do đó mới có tên gọi là thể ăn hồng cầu.

    Nhân của amip chỉ có thể nhìn rõ sau khi nhuộm, ở giữa nhân có một hạt nhỏ gọi là trung thể và ở xung quanh nhân có 1 vòng nhiễm sắc ngoại vi gồm những hạt mảnh sắp xếp đều đặn. Thể ăn hồng cầu là thể độc và gây bệnh.


Đọc thêm tại:

Giới thiệu các đặc điểm tạo thành bào nang


     Một số loại đơn bào có đặc tính trong một số điều kiện nhất định có khả năng chuyển dạng thành thể bào nang là thể không hoạt động để tăng khả năng chống đỡ. Do bào nang có vỏ dày nên có sức đề kháng cao và có thể tồn tại lâu ở ngoại cảnh. Bào nang luôn là thể truyền nhiễm của đơn bào.

Đặc điểm dinh dưỡng

     Đơn bào thực hiện dinh dưỡng theo 3 cách: cách thẩm thấu tiếp thu các chất dinh dưỡng qua màng, cách xâm chiếm theo kiểu thực bào và cách hấp thu tự nhiên như kiểu dinh dưỡng thực vật. Cách hấp thu tự nhiên chỉ gặp ở một số rất ít đơn bào hết sức thô sơ chưa có nhiều tính chất biệt hóa hơn so với thực vật và vẫn có thể còn giữ chức năng chuyển hóa chất diệp lục, thí dụ như các đơn bào thuộc Suctoria.

     Trong dinh dưỡng để dự trữ thức ăn, đơn bào thường sử dụng các không bào tiêu hóa.

Đặc điểm bài tiết

     Chức năng ngoại tiết của đơn bào thường được thực hiện bởi những không bào co bóp hoặc không co bóp hoặc bằng những ông rãnh thoát cỡ nhỏ.

đặc điểm tạo thành bào nang

Đặc điểm hô hấp

    Đơn bào không cổ cơ quan hô hấp biệt hoá và thường hấp thụ oxy, thải khí carbonic theo cách khuếch tán. Những đơn bào thô sơ có thể tiếp thu oxy thông qua sự tiếp thu khí carbonic như kiểu thực vật

Đặc điểm về chu kỳ

    Chu kỳ của các loại đơn bào đường tiêu hóa và đường niệu sinh dục tương đối đơn giản, chu kỳ chỉ có một vật chủ là người, không có vật chủ trung gian. Đó là loại chu kỳ đơn chủ và đơn bào là ký sinh trùng đơn ký.

     Các loại đơn bào đường máu và nội tạng trong chu kỳ phát triển nhất thiết phải cần có vật chủ trung gian là các côn trùng chân đốt (vector) truyền bệnh mói hoàn thành chu kỳ được.

Đặc điểm tạo miễn dịch

     Đa số các loại đơn bào khi xâm nhập vật chủ đều có khả năng tạo cho cơ thể vật chủ một sự đáp ứng miễn dịch tự nhiên. Tuy nhiên hiện tượng miễn dịch này không bền vững và ổn định cũng như không đủ mạnh về mức độ giúp cơ thể vật chủ phòng được các đợt tái nhiễm.

    Tuy nhiên mức độ sinh kháng thể trong các bệnh này đủ để cho phép tiến hành một cách hiệu quả các phản ứng chẩn đoán miễn dịch. Người ta đã ứng dụng tính chất này để nghiên cứu chế ra những bộ sinh phẩm (Kit) cho chẩn đoán miễn dịch các bệnh đơn bào rất có hiệu quả.

     Cho đến nay đã có khá nhiều các test miễn dịch cho chẩn đoán khoảng 24 bệnh ký sinh trùng trong đó có nhiều bệnh đơn bào.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: bệnh truyền nhiễm, triệu chứng sốt rét

Đặc điểm cấu tạo, vận động và sinh sản của tế bảo

Đặc điểm cấu tạo tế bào

     Một đơn bào có thể được coi như một tế bào riêng biệt với tất cả các cấu trúc đầy đủ.

     Khi đơn bào ở thể thực vật/ thể tự dưỡng (Trofozoite/trophozoite), phần nguyên sinh chất hoặc tế bào chất là một chất có hạt mảnh được chia làm hai phần: ngoại nguyên sinh chất tương đối mỏng và nội nguyên sinh chất dày hơn.

     Chức năng của ngoại nguyên sinh chất là chuyển động, tiêu hóa thức ăn, hô hấp và các đặc trưng thuộc về bảo vệ. Chuyển động của đơn bào được thực hiện nhờ sự kéo dài của ngoại nguyên sinh chất để tạo thành những cơ quan vận động của đơn bào như chân giả (giả túc), lông chuyển, roi và màng vây.

     Các đơn bào thuộc lốp bào tử trùng như ký sinh trùng sốt rét không có cơ quan vận động và chúng phải ký sinh cố định trên các tế bào của vật chủ.

     Chức năng của nội nguyên sinh chất là dinh dưỡng và sinh sản. Trong nội nguyên sinh chất có hai loại không bào: không bào co bóp với chức năng điều chỉnh áp lực thẩm thấu, điều chỉnh sự bài tiết và không bào tiêu hóa với vai trò dự trữ thức ăn.

     Đại đa số các loại đơn bào, tế bào của chúng đều có một màng tế bào bao bọc nhưng riêng loại đơn bào chân giả thì tế bào lại không có màng bao bọc.

     Nhân của đơn bào có thể hình tròn hoặc hình bầu dục. Thường có một nhân nhưng cũng có loại đơn bào có 2 nhân như trùng lông. Nhân có hai phần: ở giữa là khối trung thể và ở ngoại vi là màng nhân trên đó có thể gắn những hạt ăn màu hoặc hạt nhiễm sắc tạo thành vòng nhiễm sắc ngoại vi.

     Về hình thể và kích thuốc của tế bào có thể rất khác nhau tùy theo loại đơn bào và tùy theo hình thái phát triển trong chu kỳ. Có loại kích thước rất nhỏ như ký sinh trùng sốt rét nhưng cũng có loại kích thước rất lớn như trùng lông. Thể tự dưỡng hay thể thực vật của đơn bào hình thể rất khác với thể kén hay bào nang.

vận động và sinh sản của tế bảo

Đặc điểm về vận động

     Tùy theo cấu trúc của cơ quan vận động đơn bào có phương thức vận động tương ứng như chuyển động bằng chân giả, bằng lông chuyển hoặc bằng roi. Riêng các đơn bào thuộc lốp bào tử trùng không có cơ quan vận động, chúng phải ký sinh cố định trên các tế bào của vật chủ.

Đặc điểm sinh sản

     Thể hoạt động và thể bào nang đều có khả năng sinh sản. Đơn bào có hai phương thức sinh sản là sinh sản vô giới và sinh sản hữu giới.

     Sinh sản vô giới có nhiều hình thức như sinh sản phân đôi, sinh sản nhân lên liên tục tạo thành thể phân liệt, phân đôi cắt ngang như ở trùng lông và sự chuyển dạng thành bào nang.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ky sinh trung, benh sot ret