Cơ chế miễn dịch và chuẩn đoán bệnh sốt rét

    Miễn dịch trong sốt rét mang tính đặc hiệu không những đối với các loài Plasmodiumkhác nhau mà còn đặc hiệu với từng giai đoạn phát triển của chu kỳ. Có thể nói rằng, chỉ có các thể thuộc chu kỳ hồng cầu mối có khả năng sinh miễn dịch. Cũng như đối với các tác nhân nhiễm khuẩn khác, cơ thể chông lại ký sinh trùng sốt rét nhờ hai hệ thống miễn dịch, đó là miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào.

-  Miễn dịch dịch thể:

     Có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ có thể chống lại ký sinh trùng sốt rét. Người ta thấy rằng, trẻ em dưới 6 tháng tuổi ít bị nhiễm sốt rét nhờ kháng thể của mẹ. Trong miễn dịch dịch thể, kháng thể chủ yếu là thuộc IgG và có tính đặc hiệu theo từng loài Plasmodium.Các kháng thể này ngăn cản sự xâm nhập của các mảnh trùng vào hồng cầu. Trong ống nghiệm, người ta cấy p. falciparumcó huyết thanh người bị sốt rét mạn tính thì thấy ký sinh trùng bị ức chế sinh sản.

chuẩn đoán bệnh sốt rét

-  Miễn dịch qua trung gian tế bào:

    Miễn dịch qua trung gian tế bào trong sốt rét phải nói đến vai trò của đại thực bào, lympho bào T và lách. Đại thực bào được kích hoạt cao chủ yếu là để thực bào các hồng cầu nhiễm ký sinh trùng sốt rét. Ngoài ra, đại thực bào còn có vai trò bắt các kháng nguyên và “trình diện” với hệ lympho bào. Các lympho bào B sẽ biệt hoá thành các tế bào sản xuất kháng thể. Các lympho bào T được kích hoạt sẽ trở thành các tế bào T hợp tác (T helper) và tế bào T diệt (T killer). Mặt khác, đại thực bào còn tiết ra những yếu tố hoà tan như yếu tô” gây hoại tử để bất hoạt các ký sinh trùng.

    Về vai trò của lách trong sốt rét đã được biết từ lâu. Nếu cắt lách dễ làm sốt rét nặng kể cả với những loài Plasmodiumvôn thường chỉ gây sốt rét ở mức độ nhẹ.

CHẨN ĐOẢN

Chẩn đoán sốt rét thông thường/ sốt rét chưa biến chứng

    Chẩn đoán bệnh sốt rét phải căn cứ váo 3 yếu tô”: Lâm sàng, dịch tễ và xét nghiệm ký sinh trùng.

Dấu hiệu lâm sàng

-     Cơn sốt điển bình: Trải qua 3 giai đoạn – rét run, sốt nóng, vã mồ hôi.

-     Cơn sốt không điển hình:

+ Sốt không thành cơn: Chỉ có cảm giác ớn lạnh, gai rét (thường gặp ở trẻ nhở và người sông lâu ở vùng sốt rét lưu hành).

+ Sốt liên tục hoặc dao động trong 5 – 7 ngày đầu, rồi sau đó sốt thành cơn (thường gặp ở bệnh nhân sốt rét lần đầu).

-     Những dấu hiệu khác: Thiếu máu, lách to…



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ký sinh trùng, bệnh sốt rét